+Aa-
    Zalo

    Hé lộ cuộc sống của “Phù thủy” ở nông thôn Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Phù thủy" vẫn tiếp tục phải sống trong sự phân biệt và xa lánh tại một số nơi trên thế giới. Đa số họ bị khinh miệt, coi thường bởi những kẻ buộc tội họ.

    "Phù thủy" vẫn tiếp tục phải sống trong sự phân biệt và xa lánh tại một số nơi trên thế giới. Đa số họ bị khinh miệt, coi thường bởi những kẻ buộc tội họ.

    Nhiều ngôi làng ở nông thôn Trung Quốc tin vào tà thuật, gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Ảnh: SCMP.

    Một ví dụ điển hình, trong một cộng đồng nông thôn ở phía tây nam Trung Quốc, 13,7% người dân tại đây được láng giềng của họ gán là "zhu" hay "phù thủy", theo một nghiên cứu trên tạp chí Nature Human Behavior.

    “Những gia đình có “zhu” được cho là đã nuôi rắn và đầu độc mọi người bằng thức ăn hay chỉ đơn giản bởi ánh mắt”, Ting Ji, nhà nhân chủng học tại Học viện Khoa học Trung Quốc tham gia nghiên cứu cho biết.

    Theo Ting, khái niệm “zhu” hay còn gọi là “zhubo” có thể được gán cho một gia đình không phải phù thủy nếu họ nhận được những đồ có giá trị từ gia đình “có phù thủy” như vàng bạc, tơ lụa. Bà cũng cho hay: “Tin đồn về một gia đình có “zhu” sẽ nhanh chóng lan truyền trong làng và các làng lân cận”.

    Trong nghiên cứu mới này, Ting và các đồng nghiệp mô tả những ảnh hưởng của việc bị gán mác “zhu” trong cộng đồng dân cư ở tây nam Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người bị gán là“phù thủy” và gia đình họ thường gặp những rắc rối nghiêm trọng. Những rắc rối chỉ được tháo gỡ phần nào khi các “phù thủy” cùng ngồi lại với nhau.

    Niềm tin “phù thủy” có ý nghĩa khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Ruth Mace, nhà nhân chủng học tại Đại học London, tham gia nghiên cứu cho biết: "Các khái niệm về phù thủy rất khác nhau, vì vậy đôi khi từ này không hữu ích khi sử dụng”.

    Tranh mô tả “phù thủy’. Ảnh: LA Times

    Những nạn nhân được coi là “phù thủy” thường là phụ nữ trung niên và gánh vác gia đình. Họ bị đổ lỗi cho số phận bất hạnh. Tuy không bị săn đuổi hay thiêu sống như tại nhiều nơi khác, họ luôn bị cộng đồng tẩy chay. Theo nghiên cứu, “zhu” và gia đình của họ hiếm khi nhận được sự giúp đỡ từ láng giềng. Những người phụ nữ bị gán là phù thủy do “thừa kế” từ mẹ, họ cũng thường có ít con hơn gia đình bình thường.

    Buộc tội một người là phù thủy được coi là bất hợp pháp tại Trung Quốc cũng như là chủ đề thảo luận cấm kỵ, do đó các nhà nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu về nguồn gốc của việc định nghĩa phù thủy.

    Theo ý kiến của một số nhà nhân chủng học, nhiều người được cho là “phù thủy” khi họ sống ích kỷ và không kết nối nhiều với cộng đồng. Do đó, trong nhiều trường hợp, nỗi lo sợ bị phù thủy làm hại có thể khuyến khích các thành viên trong cộng đồng hành động vì lợi ích tập thể. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Ting và đồng nghiệp, họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy phụ nữ bị gán là phù thủy ít có sự kết nối với cộng đồng.

    Do đó, một số lý do có thể giải thích tại sao những người phụ nữ được coi là phù thủy có thể là họ thuộc gia đình giàu có hoặc là chủ một gia đình, qua các câu chuyện thêu dệt phát sinh từ lòng đố kỵ.

    Hồng Nguyễn(Theo LA Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-cuoc-song-cua-phu-thuy-o-nong-thon-trung-quoc-a216620.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan