+Aa-
    Zalo

    Hé lộ 4 yếu tố có thể khiến xung đột Nga – Ukraine kết thúc vào năm 2025

    (ĐS&PL) - Dù vẫn còn rất nhiều lý do để xung đột Nga – Ukraine tiếp diễn trong tương lai gần nhưng các yếu tố thúc đẩy cuộc chiến này chấm dứt dường như đang gia tăng.

    Theo The National Interest, có 4 yếu tố khiến cuộc xung đột Nga – Ukraine kết thúc vào năm 2025, dù rằng vẫn còn rất nhiều lý do để nó tiếp diễn trong thời gian trước mắt. Các yếu tố thúc đẩy chấm dứt xung đột dường như đang gia tăng.

    Thứ nhất là động thái quân sự táo bạo của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga. Xét về ngắn hạn, cuộc đột kích này có tác động rất lớn, đẩy xung đột lên lãnh thổ Nga. Đây cũng là động lực thúc đẩy tinh thần ở Ukraine.

    Bên cạnh đó, cuộc tấn công cũng làm châm lại sự suy giảm trong sự ủng hộ chính trị của phương Tây đối với cuộc xung đột ở Ukraine. Trong phần lớn năm 2024, Ukraine phải vật lộn về mặt quân sự và chịu thiệt hại về kinh tế, dẫn tới sự ủng hộ đối với cuộc xung đột suy giảm.

    Hơn nữa, nếu Ukraine đủ sức giữ được các khu vực vừa giành được quyền kiểm soát tại tỉnh Kursk của Nga thì đây có khả năng là một “con bài mặc cả” trong bất cứ cuộc đàm phán nào về chấm dứt xung đột.

    Các yếu tố thúc đẩy chấm dứt xung đột Nga - Ukraine dường như đang gia tăng. Ảnh minh họa: CNN

    Các yếu tố thúc đẩy chấm dứt xung đột Nga - Ukraine dường như đang gia tăng. Ảnh minh họa: CNN

    Thứ hai, cuộc tấn công vào Nga của Ukraine đồng thời là một động thái mạo hiểm, khi khoảng 10.000 binh sĩ đã phải rút khỏi các vị trí phòng thủ quan trọng ở miền Đông Ukraine. Điều này có thể tạo ra cơ hội cho Nga, đặc biệt là ở Donetsk, nơi lực lượng của Moscow đang đạt được bước tiến.

    Lối đánh của Nga ngày càng quyết đoán, khiến tổn thất của Ukraine tại miền Đông và những nơi khác tăng lên. Dường như Moscow đang nhắm đến mục tiêu làm tê liệt cơ sở hạ tầng năng lượng của Kiev trong mùa Đông sắp tới.

    Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào hệ thống điện của Ukraine và có khả năng sẽ tiếp tục chiến thuật này. Hậu quả là khả năng cung cấp điện có thể bị giảm xuống còn khoảng 12 giờ mỗi ngày, từ đó tạo gánh nặng cho cuộc sống của người dân thường Uktaine, khiến họ giảm bớt sự ủng hộ đối với việc tiếp tục cuộc chiến.

    Thứ ba là những lựa chọn dành cho Nga và Ukraine đối với leo thang quân sự lớn rất hạn chế và rủi ro. Phía Kiev muốn sở hữu số lượng lớn vũ khí tầm xa để đe dọa Nga, đồng thời muốn có sự tham gia trực tiếp hơn của NATO hoặc các thành viên NATO trong cuộc xung đột, theo The National Interest.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và đội ngũ của ông dường như đánh giá rằng những bước này sẽ thúc đẩy cuộc xung đột theo hướng có lớn cho họ. Tuy nhiên, triển vọng của cả hai mong muốn trên đều không khả quan bởi những rủi ro tiềm ẩn liên quan tới leo thang và xung đột giữa Nga với phương Tây, theo đánh giá của các nhà lãnh đạo Mỹ và một số nước phương Tây khác.

    Về phía Nga, Moscow đôi khi bóng gió về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Thế nhưng, động thái như vậy sẽ gây ra rủi ro trên nhiều mặt trận và khó có thể thực hiện, ngoại trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt.

    Cách giải quyết mẫu thuẫn thực tế ở đây là các bên dài xếp mâu thuẫn, có thể sớm hoặc sau nhiều năm.

    Thứ tư, xu hướng tại Mỹ và châu Âu không ủng hộ sự kéo dài vô thời hạn cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. Được biết, Mỹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ nỗ lực chiến đấu của Ukraine, còn châu Âu là nguồn ủng hộ quan trọng thứ hai.

    Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, Washington có khả năng giảm dần sự hỗ trợ theo thời gian. Theo National Interest, nếu cựu Tổng thống Trump tái đắc cử thì ông sẽ nhanh chóng thức đẩy một giải pháp ngoại giao. Trong trường hợp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đắc cử thì bà sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sự ủng hộ cho Ukraine.

    Xu hướng tại châu Âu, đặc biệt là ở Đức sau các cuộc bầu cử gần đây, trong đó các nhóm phản đối ủng hộ xung đột ở Ukraine thể hiện tốt, có thể sẽ khiến Berlin điều chỉnh đáng kể chính sách của mình. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố quyết tâm thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình thông qua một hội nghị hòa bình mà có sự tham gia có Nga.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/he-lo-4-yeu-to-co-the-khien-xung-ot-nga-ukraine-ket-thuc-vao-nam-2025-a463966.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan