+Aa-
    Zalo

    Hạnh phúc bất ngờ của nữ sinh nghèo phải “đóng khung” giấy báo nhập học

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Em Trần Thị Hồng Ngọc đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia nhưng không có tiền đi học đã được trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn miễn phí hoàn toàn học phí.

    Em Trần Thị Hồng Ngọc (Nghệ An) đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia nhưng không có tiền đi học đã được trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn miễn phí hoàn toàn học phí.

    Em Ngọc đã được trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn miễn phí toàn bộ khóa học và chỗ ở. 

    Chia sẻ trên báo Dân Trí, GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết sau khi biết về hoàn cảnh của em Trần Thị Hồng Ngọc, học sinh lớp 12C1, trường THPT Nghi Lộc 4, Nghệ An đã trúng tuyển vào ngành Báo chí của trường nhưng do nhà nghèo không có điều kiện theo học.

    Ban lãnh đạo nhà trường đã quyết định miễn học phí toàn bộ khóa học, đồng thời hỗ trợ chỗ ở miễn phí tại ký túc xá nhà trường cho em trong suốt khóa học.

    Bên cạnh đó, sau mỗi học kỳ, nhà trường thực hiện xét các học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó theo quy định và sẽ ưu tiên giúp đỡ em Ngọc.

    Được biết, ngay trong tối ngày 20/8, thầy Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã gửi thư tới nữ sinh Trần Thị Hồng Ngọc thông báo quyết định trên để Ngọc kịp nhập học vào ngày 22/8 tới.

    Trước đó, theo báo Người Đưa Tin, trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, em Trần Thị Hồng Ngọc đã đạt 26,5 điểm (tính cả điểm ưu tiên). Trong đó, môn Ngữ văn đạt 9,25 điểm, cao nhất toàn trường; môn Lịch sử được 7,75 và môn Địa lý đạt 8,75 điểm.

    Được biết em Ngọc là người con gái duy nhất mà bà Trần Thị Hạt (SN 1962) “xin” về cách đây 18 năm. Vì vậy, từ trước đến nay hai mẹ con nương tựa vào nhau để sống, nên cũng không biết bố mình là ai.

    Bà Hạt kể: “Vào năm 21 tuổi, trong một lần đi lao động công ích ở địa phương, tôi không may bị thân cây đập gãy cánh tay trái, phải cắt bỏ. Từ một người bình thường tôi trở thành người tàn tật. Sau vụ tai nạn lao động, sức khỏe của tôi ngày càng yếu, lại không có công việc, không muốn làm khổ người khác nên chỉ đành biết sống một mình”.

    Không có ruộng đất, bà Hạt đã nhận làm văn thư cho xã để kiếm thêm thu nhập. Nguồn sống chính của hai mẹ con bà là những đồng tiền trợ cấp ít ỏi và phụ cấp văn thư. Do sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, côi cút, Ngọc sớm ý thức được hoàn cảnh gia đình, nên em luôn cố gắng chăm chỉ học hành.

    Mỗi năm học mới, Ngọc không được sắm những bộ quần áo đẹp, những bộ sách giáo khoa đầy đủ, những quyển sách nâng cao… như bạn bè, nhưng kết quả học tập của Ngọc luôn là niềm hãnh diện của người mẹ nghèo. Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, Ngọc luôn xuất sắc đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.

    “Em chưa bao giờ hỏi mẹ về bố của mình. Em chỉ cần mẹ là đủ rồi. Hai mẹ con cứ vậy nương tựa vào nhà mà sống cả đời cũng được. Sau mỗi buổi học, em về giúp mẹ nấu cơm, quét nhà. Đến chiều thì ra biển để mò ốc về cho mẹ bán kiếm tiền mua thêm gạo. Em chủ yếu dành thời gian buổi tối để học”, Ngọc cho hay.

    Đặc biệt, để phụ giúp mẹ, vào kỳ nghỉ hè dài ngày, nữ sinh này đạp xe hơn 15km xuống khu du lịch biển Cửa Lò, thị xã Cửa Lò xin bưng bê tại các quán ăn. Từ số tiền ít ỏi này đã giúp em mua được sách vở đầu năm học mới và nhất là thêm tiền mua thuốc cho mẹ những lúc trái gió trở trời.

    Thế nhưng, cách đây không lâu, bà Hạt được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư tuyến giáp. Cuộc sống vốn đã khốn khó đủ đường nay lại càng thêm chật vật. Từ ngày mắc bệnh rồi nhất là sau khi phẫu thuật, sức khỏe bà Hạt suy giảm rất nhiều. Đến nay, hàng tháng bà vẫn phải tái khám và điều trị tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An với chi phí rất lớn.

    Với việc đạt 26,5 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi, đã trúng tuyển vào ngành Báo chí, trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia Hà Nội tuy nhiên do hoàn cảnh quá khó khăn, em chỉ dám ngậm ngùi cất tờ giấy báo nhập học. Tuy nhiên điều kỳ diệu đã xảy ra khi trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội biết đến hoàn cảnh éo le của em Ngọc và tìm mọi cách giúp đỡ em.

    Thanh Tùng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hanh-phuc-bat-ngo-cua-nu-sinh-ngheo-phai-dong-khung-giay-bao-nhap-hoc-a290305.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan