+Aa-
    Zalo

    Hầm Hải Vân và Đèo Cả có nguy cơ "đóng cửa" vì không đảm bảo nguồn kinh phí vận hành

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hai hầm đường bộ lớn nhất Việt Nam là Hải Vân và Đèo Cả có thể sẽ phải đóng cửa do không đảm bảo nguồn kinh phí vận hành.

    Hai hầm đường bộ lớn nhất Việt Nam là Hải Vân và Đèo Cả có thể sẽ phải đóng cửa do không đảm bảo nguồn kinh phí vận hành.

    Hầm Hải Vân - công trình hầm đường bộ dài nhất Việt Nam nằm trong dự án Đèo Cả đang trước nguy cơ phải dừng hoạt động và có thể bị cắt điện.

    Theo đó, hụt thu vì những vướng mắc với trạm thu phí Phước Tượng – Phú Gia (trạm Bắc Hải Vân), đơn vị khai thác vận hành hầm Hải Vân đang chậm thanh toán hơn 2 tỉ đồng tiền điện và mới đây, Điện lực Liên Chiểu (Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng) đã phát văn bản đòi tiền và khẳng định nếu chậm trễ thanh toán ngành điện lực sẽ buộc phải ngừng cung cấp điện.

    Hầm Hải Vân - công trình hầm đường bộ dài nhất Việt Nam. Ảnh: Dân trí

    Không chỉ nợ tiền điện, Công ty CP Đèo Cả còn chưa thanh toán được chi phí quản lý vận hành và bảo dưỡng hầm đường bộ Hải Vân 1.

    Ngày 18/10, nhà đầu tư Đèo Cả tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ GTVT bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện công tác quản lý vận hành hầm Hải Vân 1 và tuyến QL1 qua đèo Hải Vân từ ngày 5/11. Trường hợp, Bộ GTVT không đảm bảo được nguồn kinh phí, để xảy ra việc cắt điện, công nhân vận hành nghỉ làm, các thiết bị an toàn trong hầm dừng hoạt động,… dẫn tới gián đoạn và không đảm bảo an toàn cho việc lưu thông qua hầm Hải Vân 1 từ thời điểm sau ngày 5/11 trở đi, Bộ GTVT hoàn toàn chịu trách nhiệm.

    Ngoài hầm Hải Vân, trao đổi với Lao động, ông Lưu Xuân Thủy – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cho biết, do buộc phải tuân thủ quy định hiện hành (Thông tư 35/2016) nên từ khi hầm Đèo Cả tiến hành thu phí từ 3/9/2017 đến nay, nhà đầu tư vẫn phải áp dụng thu phí theo mức giá vé theo quy định của Thông tư 35/2016. Mức phí này thấp hơn rất nhiều so với mức giá trong phương án tài chính đã được Bộ GTVT phê duyệt, làm phương án tài chính của dự án không được đảm bảo.

    Hầm đường bộ Đèo Cả. Ảnh: Lao động

    Theo đại diện này, từ ngày 1/1 đến 1/10, dự án thâm hụt nguồn thu khoảng 65,7 tỉ đồng, bình quân mỗi tháng 7,3 tỉ đồng. Và dù đã nhiều lần có văn bản đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc nhưng suốt thời gian dài chưa được giải quyết, khiến dự án không đủ nguồn thu để duy trì công tác vận hành hầm Cổ Mã, hầm Đèo Cả và đường dẫn.

    Để phương án tài chính không vỡ, ngày 15/10 vừa qua, công ty này tiếp tục có văn bản đề nghị Bộ GTVT thống nhất thực hiện thu phí tại trạm thu phí hầm Đèo Cả theo mức giá đã quy định trong phương án tài chính của hợp đồng BOT đã được ký kết. Đồng thời cho biết, nếu đề xuất không giải quyết được, đơn vị này sẽ đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc tiếp nhận lại hầm Đèo Cả để vận hành khai thác, tránh phải dừng vận hành hầm, gây mất an toàn cho người dân.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ham-hai-van-va-deo-ca-co-nguy-co-dong-cua-vi-khong-dam-bao-nguon-kinh-phi-van-hanh-a249180.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan