+Aa-
    Zalo

    Hãi hùng bữa cơm đãi khách Tây của Từ Hy Thái Hậu, vừa nhìn món thứ 3 nhiều người đã ngất xỉu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong 140 món mà Từ Hy Thái hậu tổ chức để tiếp đón phái đoàn sứ thần, tướng lĩnh phương Tây có 7 món rất đặc biệt, thậm chí được coi là rùng rợn.

    Bữa tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) mà Từ Hy Thái hậu tổ chức để tiếp đón phái đoàn sứ thần, tướng lĩnh phương Tây được tổ chức trong vòng 7 ngày 7 đêm. Trong 140 món ấy, có 7 món rất đặc biệt, thậm chí được coi là rùng rợn.

    Bữa tiệc mà Từ Hy Thái Hậu dùng để chiêu đãi sứ thần nước ngoài nhân dịp Tết xuân Canh Tý năm 1874 với 7 món đặc biệt đã tiêu tốn gần 400 lượng vàng. cần 1.750 người phục dịch. Đây là số vàng để chi cho bữa tiệc lớn nhất trong lịch sử tính đến thời điểm bấy giờ để giải quyết vấn đề ngoại giao với 8 nước Phương Tây liên minh đánh Trung Quốc.

    Quan khách ngồi cách nhau khoảng 1m. Sau lưng mỗi người là 1 nô tỳ nữ và 1 nô tỳ nam phục vụ. Món ăn đầu tiên được dọn lên. Nhạc tấu lên một bản sau khi ăn hết 1 món. Thực khách được uống 1 chén rượu đại bổ có tác dụng tiêu thực sau khi dùng xong 5 món.

    Mỗi ngày nhà bếp dọn lên 20 món trong đó có 1 món đặc biệt. Cứ mỗi lần dùng 1 món mới là Thái Hậu lại gõ ngọc khánh, một viên nội giám lại vòng tay xướng tên món ăn. Trong 140 món ấy, có 7 món rất đặc biệt, thậm chí được coi là rùng rợn.

    Từ Hy Thái hậu (đứng giữa). (Ảnh: Internet)

    Cỏ Phương Chi

    Cỏ này mọc trên đá ở núi Thái Hàng, tương truyền cỏ chỉ mọc vào năm nhuận, đúng ngày rằm Trung thu và sống trong vòng 1-1,5 tháng ngắn ngủi. Muốn lấy được cỏ, đêm trước Trung thu phải dắt lên núi một con ngựa đực màu trắng. Mặt trời vừa mọc, dắt ngựa đến ăn cỏ, ngựa ăn xong bị làm thịt lấy dạ dày đem về phơi khô.

    Cỏ Phương Chi có tính mát, trong bữa tiệc Xuân được nấu chung với long tu (râu rồng) khiến người ăn cảm thấy sảng khoái tinh thần, trừ bỏ mệt mỏi.

    Sâm thử (chuột bao tử)

    Chuột bao tử là chuột đồng được bắt về nuôi, cho ăn gạo trộn trứng gà và các vị thuốc bổ, uống nước sâm và lê ép. Mỗi ngày chuột được tắm rửa 2 lần bằng nước trầm thơm và dầu hương liệu hảo hạng. Món chuột bao tử lấy từ lứa con, cháu của những con chuột trên. Đầu bếp chế biến chuột thành món bánh sao cho vỏ ngoài bọc kín nhưng chuột vẫn sống. Món này được cho là bổ tỳ vị, bổ mắt.

    Não hầu (não khỉ)

    Loài khỉ sống ở Sơn Đông hay ăn một loại lê có tên là lê Ngọc Căn, đây là loại quả quý có tác dụng trị bệnh cam, nhiệt, ho kinh niên. Người ta bắt loại khỉ này về nuôi, đến giờ đãi khách thì bắt chúng mặc quần áo, vẽ mặt theo kiểu các gian thần sau đó "hóa kiếp" cho nó. Hành động này cũng bị lên án là phi nhân tính khiếp các quan khách khiếp sợ. 

    Tinh tượng (tinh khí của voi)

    Những tổ yến to và tốt nhất được lấy từ vách đá ngoài khơi biển Nam Hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước nhân sâm và đường cống tiến của Đại Hàn, lại hòa với nước lê Vân Nam và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.
    Tinh khí của những con voi đực khỏe mạnh được cho vào những bong bóng cá phơi khô, đặt vào chiếc lỗ tròn khoét ở trên lưng con voi bằng tổ yến rồi đem chưng cách thủy. Thưởng thúc món ăn này bằng cách dùng kim vàng chọc một lỗ dưới bụng voi, cho nước chảy ra chén bạc rồi uống.

    Trứng công

    Công làm nem đã quý, Từ Hy Thái hậu lại tiếp khách bằng trứng công, chính là món sản vật quý nhất trên đời. Công giấu tổ rất khéo, lại hay lựa chọn làm tổ ở những nơi cheo leo, hiểm trở, khi có người định lấy trứng đi thì chúng chống cự rất quyết liệt. Người ta đã phải huấn luyện 100 con khỉ tinh ranh, trèo đến tổ để lấy trộm trứng công.

    Sơn dương trùng

    Những con dê cái đang có chửa ở vùng núi Thiên Tân được mang về kinh thành nuôi dưỡng, cho ăn loại cỏ quý, bổ gan thận có tên “đông trùng hạ thảo”. Sau khi sinh ra đàn dê con mập mạp, người ta sẽ lựa những con dê to khỏe nhất, làm lông, moi ruột rồi ngâm vào thùng rượu quý.

    Sau đó dê được vớt ra ngâm vào thùng sữa dê và nước sâm nhung. Cuối cùng, lấy hoa sen trắng, tách nhánh và dùng kim vàng ghim từ gương sen cho đến cuống hoa, rồi ghim đầy mình dê. Sau 10 ngày bắt đầu xuất hiện những ấu trùng trắng muốt trong các đóa sen. Đầu bếp sẽ thu các con trùng đó vào nấu thành món ăn đại bổ.

    Heo sữa Phúc Châu

    Vùng Phúc Châu có một loại heo quý, thịt thơm ngon, chuyên ăn một loại củ mọc trên đồi Châu Tịch Xương. Bữa tiệc đãi khách dùng 100 con heo 2 tháng tuổi, đầu bếp đập chết heo, thui qua một lượt cho cháy lông, xong mổ bụng, bỏ hết nội tạng rồi ướp các loại thuốc bổ quý trong 3 ngày, đem chưng cách thủy. Loại heo này ăn rất ngon, thịt thơm mềm và bổ dưỡng.

    Những món ăn cầu kỳ, xa hoa và không kém phần “kinh dị” mà Từ Hy Thái hậu dùng từ thế kỷ 18, bây giờ vẫn còn được lưu truyền như một giai thoại khó tin về độ “ăn chơi” của tầng lớp quý tộc Trung Quốc.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-hung-bua-com-dai-khach-tay-cua-tu-hy-thai-hau-vua-nhin-mon-thu-3-nhieu-nguoi-da-ngat-xiu-a332030.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan