+Aa-
    Zalo

    Hải Dương: Ghi nhận 106 chùm ca bệnh đau mắt đỏ tại các trường học

    (ĐS&PL) - Tính đến hết 2/10, Hải Dương ghi nhận 106 chùm ca bệnh đau mắt đỏ tại các trường học, trong đó chủ yếu là tiểu học, mầm non.

    Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trong những ngày qua nhiều địa phương trong tỉnh Hải Dương có số ca mắc đau mắt đỏ tăng cao, tốc độ lây lan nhanh. Nhiều ca có biến chứng nặng và lâu khỏi, thông tin từ báo Lao Động.

    Huyện Thanh Miện là địa phương có số ca mắc cao nhất, mỗi ngày huyện ghi nhận hơn 500 ca mắc mới. Riêng ngày 2/10, huyện này ghi nhận 747 ca tập trung tại các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT.

    hai duong ghi nhan 106 chum ca benh dau mat do tai cac truong hoc
    Hải Dương ghi nhận 106 chùm ca bệnh đau mắt đỏ tại các trường học, trong đó chủ yếu là tiểu học, mầm non. Ảnh minh họa.

    Sau huyện Thanh Miện, các địa phương gồm TP.Hải Dương, huyện Gia Lộc trong ngày 2/10 ghi nhận từ 20-22 ca, nâng tổng số ca mắc mới trong tỉnh lên 789 ca.

    Từ ngày 18/9 đến 2/10, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 4.151 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp nặng, tử vong. Trong đó, 106 chùm ca bệnh tại các trường học (32 trường mầm non, 42 trường tiểu học, 29 trường THCS và 4 trường THPT); 1 chùm ca bệnh tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

    Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

    Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh, thông tin từ VTV News.

    Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

    - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

    - Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

    - Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

    - Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

    - Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

    Thùy Dung (T/h)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-duong-ghi-nhan-106-chum-ca-benh-dau-mat-do-tai-cac-truong-hoc-a593658.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    TP.HCM: Số trẻ khám đau mắt đỏ tăng gấp 10 lần năm ngoái

    TP.HCM: Số trẻ khám đau mắt đỏ tăng gấp 10 lần năm ngoái

    Số trẻ mắc đau mắt đỏ tại TP.HCM đang có dấu hiệu tăng mạnh. Sở Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, thay vào đó người dân có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước cất vô khuẩn để rửa mắt.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    TP.HCM: Số trẻ khám đau mắt đỏ tăng gấp 10 lần năm ngoái

    TP.HCM: Số trẻ khám đau mắt đỏ tăng gấp 10 lần năm ngoái

    Số trẻ mắc đau mắt đỏ tại TP.HCM đang có dấu hiệu tăng mạnh. Sở Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, thay vào đó người dân có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước cất vô khuẩn để rửa mắt.