+Aa-
    Zalo

    Gừng có thể ăn cả vỏ không?

    (ĐS&PL) - Nhiều người có thói quen gọt sạch vỏ gừng trước khi sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ăn gừng cả vỏ lại cực tốt cho sức khỏe.

    Chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng thịt gừng có vị hơi hăng và tính ấm với tác dụng làm ra mồ hôi và làm dịu bề mặt da, giải cảm, trừ nôn khử trùng. Trong khi đó, vỏ gừng lại có vị cay nồng, tính mát với tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng.

    Nếu hiểu theo cách trên thì vỏ và thịt của củ gừng là một cặp âm dương. Việc có gọt vỏ gừng khi ăn hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

    Những trường hợp nên gọt vỏ gừng

    - Người tỳ vị hư nhược tốt nhất nên gọt vỏ gừng khi ăn.

    - Nên gọt vỏ gừng nếu vừa ăn đồ lạnh như mướp đắng, cần tây, cua… để cân bằng tính lạnh của các thực phẩm này.

    - Khi bị cảm, uống nước gừng gọt vỏ nấu với đường nâu sẽ giúp giải cảm.

    - Khi dùng gừng để ngừa nôn mửa, đau dạ dày và các chứng khó chịu khác do tỳ vị, dạ dày bị lạnh thì nên bỏ vỏ gừng.

    - Nên gọt vỏ gừng khi nấu hải sản vì vỏ gừng có thể làm mất đi vị vốn có của hải sản.

    Những trường hợp không bỏ vỏ gừng

    - Nếu bị phù thũng thì nên ăn gừng cả vỏ vì vỏ gừng có tác dụng lợi thủy, lợi tiểu.

    - Người bị nóng trong, táo bón, hôi miệng, loét miệng nên tận dụng vỏ gừng để pha trà uống. Tuy nhiên, cần lưu ý liều lượng, không nên uống quá nhiều và liên tục để tránh gây tổn thương dạ dày.

    gung co the an ca vo khong
    Tùy trường hợp cụ thể mà quyết định có nên bỏ vỏ khi ăn gừng hay không. Ảnh minh họa

    Một số lưu ý khi ăn gừng

    - Không ăn gừng bị thối vì gừng bị thối sẽ tạo ra một chất hữu cơ rất độc là safole, có thể làm thoái hóa tế bào gan và gây ung thư.

    - Người âm hư hỏa vượng, hay bị viêm phổi, lao phổi, viêm loét dạ dày, viêm túi mật, viện thận bể thận, đái tháo đường, trĩ, mụn nhọt, đinh nhiệt xuất hiện vào mùa hè thì không nên dùng gừng lâu dài.

    - Tốt nhất nên ăn gừng vào buổi sáng và buổi trưa, tránh ăn vào buổi tối để không gây hại cho sức khỏe.

    - Người có thể trạng thiếu âm không nên ăn gừng. Thiếu âm tức là khô và nóng, tay chân dễ bị nóng, ra nhiều mồ hôi, thường có triệu chứng khô da, ăn ngủ kém, ăn gừng sẽ dễ khiến vấn đề nghiêm trọng hơn.

    - Bệnh nhân viêm gan không được ăn gừng, sau khi ăn gừng sẽ khiến cơn nóng thêm sôi sục. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm làm dịu gan, trà hoa cúc và trà táo gai có tác dụng cải thiện tốt.

    - Không nên ăn chung gừng với thịt thỏ vì thịt thỏ có tính lạnh, vị chua, ăn chung dễ dẫn đến tiêu chảy.

    - Không nên kết hợp gừng với tỏi tây vì thực phẩm này có tính ấm, ích khí tỳ vị, giúp làm ấm. Ăn một ít tỏi tây đúng cách có thể bồi bổ gan, giúp lá lách và dạ dày khỏe mạnh hơn nhưng xào tỏi tây và gừng với nhau sẽ tạo ra vị chua khó chịu.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gung-co-the-an-ca-vo-khong-a534805.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan