+Aa-
    Zalo

    Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa đơn giản lại còn đẹp mắt chuẩn hương vị Việt

    (ĐS&PL) - Rằm tháng 7 là một trong những nghi lễ được người Việt chú trọng, việc chuẩn bị mâm cơm cúng Rằm tháng 7 sao cho đầy đủ, đẹp mắt cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm.

    Đối với người Việt, ngày Rằm tháng 7 là một trong hai ngày Rằm lớn trong năm. Ý nghĩa của ngày Rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân. Bên cạnh đó, ngày này cũng là ngày gắn liền với lễ Vu Lan báo hiếu ân đức sinh thành, nhớ về cội nguồn quê hương. Đặc biệt, trong ngày này, mỗi gia đình sẽ có một mâm cơm cúng rằm tháng 7 với đầy đủ các món mặn, ngọt.

    goi y mam co cung ram thang 7 vua don gian lai con dep mat chuan huong vi viet1

    Mâm lễ cúng Phật

    Theo quan niệm của Phật giáo thì Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật vào ngày này.

    Mâm lễ cúng Phật ngày Rằm tháng 7 các gia đình cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và nên cúng vào ban ngày. Các món ăn chay trong mâm lễ cúng Phật thường có những món như sau: Xôi trắng ruốc nấm hương hoặc xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen...Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc canh rau củ, canh bóng chay, cải thìa sốt nấm hương. Đậu hũ non sốt nấm…Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

    Mâm cúng gia tiên

    goi y mam co cung ram thang 7 vua don gian lai con dep mat chuan huong vi viet2

    Đối với mâm lễ cúng gia tiên thường sắp xếp "Trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình, các món ăn cần đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên.

    Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...

    Khi bầy mâm cùng, nếu người cúng là trưởng tộc thì cúng xôi gà và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có gà thì một miếng thịt hoặc một khoanh giò.

    Nếu là con trưởng trong nhà thì cúng 1 mâm cơm, tùy tâm và điều kiện, có ít cúng ít, có nhiều cúng nhiều, nhưng không thể thiếu 7 cái bát chồng lên nhau.

    Nếu không phải con trưởng thì cúng 1 mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 cái bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường, xếp 5 bát chồng lên nhau.

    Chúng ta lâu nay thường lầm tưởng xếp 6 cái bát, để các các cụ ngồi thành 1 mâm, thực ra không phải vậy. Số lượng bát phải phụ thuộc vào người cúng là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc.

    Gợi ý một số mâm cúng gia tiên vào ngày  Rằm tháng 7 bạn có thể tham khảo:

    goi y mam co cung ram thang 7 vua don gian lai con dep mat chuan huong vi viet4
    goi y mam co cung ram thang 7 vua don gian lai con dep mat chuan huong vi viet41
    goi y mam co cung ram thang 7 vua don gian lai con dep mat chuan huong vi viet7

    Mâm cúng chúng sinh Rằm tháng 7

    Lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn) thường được thực hiện vào chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7 Âm lịch.

    Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có:

    Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu), 12 cục đường thẻ.

    Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).

    Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên đốt vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể cân nhắc hình thức này. 

    goi y mam co cung ram thang 7 vua don gian lai con dep mat chuan huong vi viet3

    Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....

    Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, thịt lợn. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

    Món cháo loãng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

    Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn khấn hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã (nếu có).

    Một Số Lưu Ý Khi Thực Hiện Nghi Thức Cúng Rằm Tháng 7

    - Thực hiện lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên trước, lễ cúng chúng sinh cô hồn thì làm cuối cùng.

    - Lễ cúng cô hồn không được thực hiện ở trong nhà mà làm ở ngoài sân, ngõ, trước cửa nhà.

    - Mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.

    - Vào ngày Rằm tháng 7 thì có rất nhiều vong hồn vất vưởng nên lễ vật cúng như quần áo vàng mã dành cho gia tiên nên ghi rõ người nhận.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/goi-y-mam-co-cung-ram-thang-7-vua-don-gian-lai-con-dep-mat-chuan-huong-vi-viet-a586575.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều cần biết về Rằm tháng 7

    Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều cần biết về Rằm tháng 7

    Rằm tháng 7 Âm lịch là ngày còn được gọi là Lễ Vu Lan là một trong những dịp lễ Tết quan trọng của người Việt. Đây là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều cần biết về Rằm tháng 7

    Nguồn gốc, ý nghĩa và những điều cần biết về Rằm tháng 7

    Rằm tháng 7 Âm lịch là ngày còn được gọi là Lễ Vu Lan là một trong những dịp lễ Tết quan trọng của người Việt. Đây là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên.