Sau khi ăn nhậu xong, T. thấy vợ bạn đang nằm ngủ nên nảy sinh ý đồ sàm sỡ.
Theo báo Người Đưa Tin, sáng 16/6, TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa mở phiên tòa phúc thẩm đối với bị cáo Dương Quốc Dân (SN 1987, ngụ tỉnh Bến Tre) về tội Giết người.
Hồi tháng 6/2016, TAND tỉnh Bến Tre đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Dân mức án 8 năm tù về tội danh trên.
Sau khi có bản án, đại diện gia đình bị hại không đồng tính với mức án này nên kháng cáo tăng án. Đồng thời, VKSND tỉnh Bến Tre cũng kháng nghị tăng hình phạt đối với Dân.
Bị cáo Dân tại tòa - Ảnh: báo Người Đưa Tin |
Báo Trí thức trẻ thông tin, bản án sơ thẩm xác định, khoảng 0h30 phút ngày 28/1/2016, Dương Quốc Dân và Nguyễn Văn T, Nguyễn Phong P. tổ chức nhậu tại nhà Dân ở xã Sơn Đông, TP Bến Tre.
Khoảng 3h sáng cùng ngày, chị Tống Thị Thảo Sương (vợ Dân), đi làm về đã cùng tham gia nhậu. Khoảng hơn 1 tiếng sau, Tống Hoàng Huy (em ruột Sương) cũng vừa đi làm về thì ngồi nhậu chung, còn Sương say rượu nên vào phòng ngủ.
Nhậu tới sáng sớm, T. đi vệ sinh rồi đi qua phòng ngủ của chị Sương. Thấy Sương đang nằm, T. nảy sinh ý đồ sàm sỡ.
Thấy T. đi vệ sinh nhưng không trở lại, Dân đi tìm thì phát hiện T.đang giở trò sàm sỡ Sương. Tức giận, Dân dùng chân đá vào bụng T. rồi bỏ ra khỏi phòng ngủ, bảo Phú vào xem.
Sau đó, Dân ra ghế salon lấy 1 con dao rồi trở vào thì gặp T.từ cửa phòng đi ra. Dân liền xông tới dùng cán dao đánh vào đầu T. nhưng được P. can ngăn. Lúc này, Dân lấy 1 đoạn kim loại đánh vào T. nhiều cái, đồng thời đuổi T.ra khỏi nhà mình.
Khi nghe T. cãi lại: "Tôi có làm gì đâu?", Dân liền lấy đoạn kim loại đánh vào vùng ngực và dùng dao đâm vào người T. 1 nhát.
Sau khi gây án, Dân kêu Huy bắt taxi đưa T. đi bệnh viện và nhờ P. chở đến nhà trọ gần đó. Tuy nhiên, T. đã tử vong trước lúc nhập viện.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Đại diện VKS cho rằng hành vi của Dân là nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng nên đề nghị mức án đối với Dân từ 12- 14 năm tù.
Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, HĐXX quyết định chấp nhận 1 phần kháng cáo của phía bị hại và kháng nghị của VKS tuyên phạt bị cáo Dân 10 năm tù về tội Giết người.
Điều 93. Tội giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009): Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo |
(Tổng hợp)
Điều 93. Tội giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009):
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo