“Bao nhiêu năm đi học, nay tôi mới biết A Phủ về làm dâu nhà thống lý Pá Tra khi đọc sách Ngữ văn lớp 12, tập hai”, anh Lê Minh Sơn (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Cuốn sách đã được tái bản đến lần thứ bảy và vẫn đang được bán trên các kệ sách. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+). |
Cụ thể, trang 15, sách Ngữ văn lớp 12, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ở cuối tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài, trong phần câu hỏi ôn tập, câu số 2 có nội dung như sau:
“Ấn tượng của anh (chị) về tính cách nhân vật A Phủ (qua hành động đánh nhau với A Sử, lúc bị xử kiện và khi về làm dâu gạt nợ ở nhà thống lý Pá Tra). Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau?”.
A Phủ về làm dâu nhà thống lý Pá Tra? (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+). |
Chị Vũ Thị Yến (Kiến Xương, Thái Bình) cũng cho biết chị rất bất ngờ khi đọc thấy nội dung trên. “Mặc dù đã học lớp 12 cách đây hơn 20 năm nhưng tôi vẫn nhớ rất rõ truyện "Vợ chồng A Phủ" vì đây là tác phẩm hay, trọng tâm của chương trình ngữ văn lớp 12. Tôi nghĩ các tác giả sách đã có nhầm lẫn nhưng đây là nhầm lẫn rất không đáng có,” chị Yến chia sẻ.
Cuốn sách được biên soạn bởi 15 tác giả, trong đó các chủ biên về phần Văn, chủ biên phần Tiếng Việt, chủ biên phần Làm văn.
Cuốn sách do 15 tác giả biên soạn và đã tái bản đến lần thứ 7. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+). |
Cuốn sách đã được tái bản đến lần thứ 7 và hiện đang được sử dụng trong các nhà trường cũng như bày bán trên kệ sách.
Trước đó, đã có nhiều nội dung trong sách giáo khoa khiến độc phụ huynh ngạc nhiên vì lạ lẫm như việc Thánh Gióng sau khi đánh xong giặc Ân đã nhảy xuống Hồ Tây để tắm hay các thắc mắc xung quanh đoạn trích của bài thơ "Thương ông".
Theo Thông tấn xã Việt Nam
Xem thêm video:
[mecloud]cc9DxB962x [/mecloud]