+Aa-
    Zalo

    Giao lưu nghệ thuật "Về nơi nguồn cội"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tối 20/4, tại Thành phố Thái Nguyên, Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề "Về nơi nguồn cội”.

    Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2015), tối 20/4, tại Thành phố Thái Nguyên, Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề "Về nơi nguồn cội”.
    Dự chương trình giao lưu về phía Hội Nhà báo Việt Nam có các đồng chí: Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực; Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Hội; lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh, thành trong cả nước; các doanh nhân, nhà quản lý, văn nghệ sỹ. Về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí Trần Quốc Tỏ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Ma Thị Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng toàn thể hội viên Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên.
    Phát biểu chào mừng chương trình, đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí nhân ngày thành lập Hội; chúc các nhà báo có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, xứng đáng là những chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Nhân dịp này, đồng chí đã giới thiệu khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những tiềm năng, thế mạnh, cũng như các chính sách thông thoáng của tỉnh trong việc thu hút đầu tư và đánh giá cao vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đã luôn đồng hành, làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
    Phát biểu tại chương trình, đồng chí Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: Đây là hoạt động ý nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam, đồng thời cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu với đại diện các nhân chứng, các Nhà báo trên khắp mọi miền của Tổ quốc nhân dịp 65 năm thành lập Hội.
    Chương trình cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu của các nhà báo trên khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình về nơi thành lập Hội tại mảnh đất ATK Định Hóa. Tham dự chương trình có Thường trực Hội nhà báo Việt Nam, đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo Hội nhà báo các tỉnh, thành phố trong cả nước, các doanh nhân, nhà quản lý, các văn, nghệ sỹ và đông đảo khán giả, nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Tại chương trình giao lưu, các đại biểu tham dự đã ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của Hội nhà báo Việt Nam kể từ những ngày đầu thành lập cách đây 65 năm (ngày 21/4/1950) dưới tên gọi Hội những người viết báo Việt Nam tại thôn Roòng Khoa, xã Điềm Mặc thuộc ATK Định Hóa, Thái Nguyên. Cùng với sự ra đời của Hội, hoạt động báo chí kháng chiến đã được nâng lên một tầm cao mới, góp phần cổ vũ, động viên quân và dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến trường kỳ. Thái Nguyên cũng là nơi ra đời của nhiều tờ báo cách mạng như báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân… Đặc biệt, trong những năm tháng khó khăn ấy, Bác Hồ  đã rất quan tâm đến tổ chức của những người viết báo và công tác bồi dưỡng nghiệp vụ làm báo cách mạng cho các nhà báo. Tại thôn Bản Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng - lớp báo chí cách mạng đầu tiên đã được tổ chức... Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Hội Nhà báo Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng cả về số lượng và chất lượng, tập hợp các nhà báo hoạt động trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Đến nay, toàn quốc có trên 22 nghìn hội viên sinh hoạt tại 63 Hội Nhà báo cấp tỉnh và 19 Liên chi hội và 188 chi hội trực thuộc TW Hội. Trong chương trình, khán giả và những người làm báo của cả nước đã được xem lại những thước phim tư liệu lịch sử quý giá về lịch sử vẻ vang, quá trình xây dựng và phát triển của Hội  nhà báo Việt Nam, giao lưu với nguyên học viên của lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng, các nhân chứng lịch sử, những nhà báo kỳ cựu cũng như các nhà báo trẻ của các cơ quan báo chí trong cả nước. Chương trình cũng ghi dấu ấn đậm nét về những người làm báo và quê hương, con người vùng đất chiến khu cách mạng Thái Nguyên thông qua các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Việt Bắc. Kết thúc chương trình, một số doanh nghiệp, cơ quan báo chí đã tặng quà tri ân đại diện nhân dân vùng chiến khu nơi thành  lập Hội nhà báo Việt Nam.
    Chương trình nhận được sự tài trợ của :Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Sumi- Sumikura; Tổng Công ty Cổ phần Bia- Rượu- Nước Giải khát Sài Gòn Sabeco; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- VietcomBank; Nhãn hàng Dr.Thanh của Công ty TNHH TM DV Tân Hiệp Phát ; Công ty TNHH Dịch vụ- Du lịch Phúc Quý; Tổng Công ty Viễn thông Mobifone ; Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn; Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình ;Tập đoàn Hương Sen ; Tổng Công ty Thương mại Hà Nội- Hapro ; Công ty TNHH Nước uống Sài Gòn Sapuwa ; Công ty TNHH Nhà Nước MTV Yến Sào Khánh Hòa ; Công ty TNHH Thiên Thảo Nguyên; Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên.Công ty TNHH Truyền thông Quốc tế-IMC  thực hiện.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giao-luu-nghe-thuat-ve-noi-nguon-coi-a92009.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngày Xuân uống bia, thắt chặt giao tình, hướng về nguồn cội

    Ngày Xuân uống bia, thắt chặt giao tình, hướng về nguồn cội

    (ĐSPL)- Nếu như trước đây, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, mừng sự giao thoa của đất trời, người ta thường ngồi sum họp bên tách trà, đàm đạo câu thơ, thì ngày nay, nhiều người Việt có thói quen nhâm nhi ly bia, thắt chặt mối giao tình và cùng hướng về cội nguồn.