+Aa-
    Zalo

    Gian nan cuộc chiến chống hàng giả ở Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Với chính sách tập trung vào ngành hàng xuất khẩu giá rẻ, cuộc chiến chống hàng nhái ở Trung Quốc càng khó khăn và nhiều thách thức.

    Với chính sách tập trung vào ngành hàng xuất khẩu giá rẻ, cuộc chiến chống hàng nhái ở Trung Quốc càng khó khăn và nhiều thách thức.

    Thanh tra thị trường nhắm đến các chợ điện tử

    Những sản phẩm có mẫu mã nhái 100% sử dụng tên thương hiệu nổi tiếng cố tình viết sai chính tả trên chợ điện tử Pinduoduo từng là đề tài tranh cãi gay gắt của nhiều người.

    Ti vi, được bán dưới thương hiệu Shaasuivg, rất dễ nhầm với Samsung, được sản xuất bởi một công ty điện tử tiêu dùng ở tỉnh Tứ Xuyên. Sản phẩm này có giá chỉ 388 nhân dân tệ (57 USD), rẻ hơn 10 lần so với TV Samsung chính hãng.

    Các thanh tra thị trường quận Dongcheng từ Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại Bắc Kinh kiểm tra một cửa hàng túi xách thời trang - Ảnh: ChinaDaily

    Các xưởng gia công hàng nhái nếu trước đây chỉ bắt chước các mẫu nước ngoài thì nay đã làm giả cả các hãng nội địa như Xiaomi, Huawei, Vivo và Oppo với giá chỉ vài trăm nhân dân tệ.

    Chợ điện tử Pinduoduo ra mắt ở Mỹ vào cuối tháng 7 vừa qua và đã nhận không ít chỉ trích từ cả người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

    Ngày 3/8, Cơ quan giám sát thị trường Trung Quốc, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị từng lên tiếng cảnh cáo trang web Pinduoduo nên tăng cường quản lý nền tảng và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của bên thứ ba, nhằm duy trì cạnh tranh công bằng. Thông báo này được đưa ra sau khi các quan chức từ ban điều hành có buổi gặp chính thức với các đại diện từ Pinduoduo trong bối cảnh các tin giả tràn lan.

    Sau đó, công ty này đã phải xóa hơn 10 triệu mặt hàng có thiết kế nhái hơn 90% các mặt hàng cao cấp, gỡ 40 triệu liên kết đến các hàng hóa bị nghi ngờ là vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ. Pindoudou hiện đang làm việc với hơn 400 thương hiệu để chống hàng giả và có một quỹ 150 triệu nhân dân tệ cho phép người tiêu dùng hoàn trả sản phẩm giả.

    Các chuyên gia thương mại điện tử của Trung Quốc, bao gồm Alibaba và JD, đã tăng cường nỗ lực xóa bỏ hàng giả do các nhà cung cấp bên thứ ba bán trên thị trường trực tuyến.

    Hơn 240.000 cửa hàng trên Taobao, một thị trường trực tuyến do Alibaba điều hành, đã bị đóng cửa năm ngoái do nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, so với 180.000 trong năm 2016, theo báo cáo thường niên năm 2017 của Alibaba về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 97% danh sách hàng giả đã bị xóa trước khi giao dịch diễn ra.

    Zheng Junfang, giám đốc quản trị nền tảng của Alibaba, cho biết: "90% khiếu nại IP đã được xử lý trong vòng 24 giờ. So với năm 2016, thời gian xử lý đã giảm 68%."

    Trí tuệ nhân tạo và các liên minh chống hàng giả

    Alibaba đang làm việc với chính quyền để chống nạn hàng giả, hàng nhái. Năm ngoái, trang web đã phối hợp với cảnh sát, bắt giữ 1.606 nghi phạm và đột kích 1.328 xưởng sản xuất hàng giả. Giá trị số hàng thu giữ ước tính khoảng 4,3 tỉ nhân dân tệ.

    Các cán bộ thị trường từ Cơ quan Quản lý Công nghiệp và Thương mại Lan Châu tại tỉnh Cam Túc tiêu hủy hàng giả đã thu giữ vào năm ngoái - Ảnh: ChinaDaily

    Tập đoàn này cũng thành lập một liên minh chống hàng giả, với số lượng thành viên lên tới 105, bao gồm 16 quốc gia và khu vực. Liên minh này bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Microsoft, Apple và Louis Vuitton.

    Liên minh cho biết đã phá hủy 247 hội thảo sản xuất và bán hàng giả trong năm qua và giúp cảnh sát bắt giam hơn 300 nghi phạm với tổng giá trị tài sản thu giữ là 1 tỷ nhân dân tệ.

    Alibaba cho biết họ sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư và hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật để giải tán hàng giả.

    Những người trong ngành cho biết internet thay đổi hoàn toàn mô hình cháo bán, cách thức tiếp thị sản phẩm và thói quen của người tiêu dùng, khiến việc bày bán hàng giả trở nên dễ dàng hơn. Do tính cởi mở của thương mại điện tử, khi các nhà cung cấp bên thứ ba sản xuất và bán hàng giả bị xóa khỏi một nền tảng, họ có thể ngay lập tức đăng ký một tài khoản khác để tiếp tục kinh doanh.

    Wang Huie, một nhà phân tích cao cấp tại công ty tư vấn mạng Analysys ở Bắc Kinh, cho biết: "Vấn đề hàng giả luôn tồn tại, và hầu hết hàng giả được sản xuất tại khu vực nông thôn, ngoại ô, giáo biên. Cơ chế quản lý và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hiện nay khiến việc quản lý và xóa bỏ hàng giả gần như là điều không thể".

    Wang cho biết nhiều người tiêu dùng sống ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa không thể mua được các thương hiệu nổi tiếng và có xu hướng mua các sản phẩm hàng nhái rẻ hơn.

    Li Junhui, một nhà nghiên cứu sở hữu trí tuệ tại Đại học Khoa học Chính trị Trung Quốc, cho biết: "Chỉ có cách thông qua sự hợp tác giữa nhiều bên, chính phủ mới có thể ngăn chặn việc lưu thông hàng giả, ngăn cản họ gây nguy hiểm đến trật tự thị trường và làm tổn hại đến quyền hợp pháp và lợi ích của người tiêu dùng".

    Dong Yizhi, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc, nói rằng chống hàng giả là một quá trình lâu dài, nhưng nền tảng trực tuyến phải tiêu tốn một lượng tiền đáng kể và sử dụng mọi phương pháp công nghệ cần thiết để chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và tiêu thụ hàng giả dễ dàng như hiện nay.

    Thu Phương(Theo ChinaDaily)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gian-nan-cuoc-chien-chong-hang-gia-o-trung-quoc-a241192.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan