(ĐSPL) – Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, thuế thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đã giảm tới 10.000 tỷ đồng.
Theo thông tin được báo VietNamnet đăng tải, ông Lưu Mạnh Tưởng – Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) - cho biết, có nhiều yếu tố khiến thu thuế xuất nhập khẩu từ xăng dầu giảm.
Lý do thứ nhất là giá dầu năm 2016 khi xây dựng dự toán là 60 USD/thùng nhưng thực tế 10 tháng đầu năm giá trung bình là 45 USD/thùng; doanh nghiệp nhập khẩu xăng, dầu chuyển hướng sang nhập ở các thị trường có ký kết hiệp định hợp tác để được ưu đãi.
Ngoài ra, thực hiện Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc, thuế suất mặt hàng xăng dầu từ thị trường này chỉ 10% trong khi ở các thị trường khác là 20%. Đây là thị trường lớn, chiếm gần 70% lượng xăng nhập khẩu. Điều này khiến số thuế thu giảm khoảng 5.000 tỷ đồng.
Tổng cục Hải quan còn cho rằng, việc xăng dầu nhập khẩu giảm về giá trị dù tăng về lượng nhập dù có có điều kiện làm giá xăng dầu trong nước giảm, nhưng lại làm thất thu thuế, báo Dân trí cho biết.
Theo thống kê, tính đến ngày 15/11, toàn ngành Hải quan đã thực hiện hơn 8.311 cuộc kiểm tra rà soát nhóm mặt hàng có dấu hiệu vi phạm, mức độ rủi ro cao về khai báo trị giá hải quan tại các đơn vị hải quan địa phương.
Sau khi truy thu hơn 3.090 tỷ đồng, trong đó thực thu cho ngân sách Nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng, đạt 73% chỉ tiêu được giao và tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện còn hơn 1000 tỷ đồng chờ truy thu vào ngân sách Nhà nước đang được cơ quan Hải quan các địa phương hoàn tất các thủ tục để quyết định truy thu thuế, ấn định thuế đối với các doanh nghiệp (DN) vi phạm.
Nghị định Số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu Điều 8. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu a) Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; - Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh; - Danh sách cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu, danh sách tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh. b) Đối với trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi Trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy phép. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này; - Bản gốc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã được cấp; - Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
NGỌC BÉ (Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]CZk4OzfTTp[/mecloud]