+Aa-
    Zalo

    Giải mã uy lực lá chắn "bất khả chiến bại" Mỹ sắp chuyển cho Israel: Đá bay Patriot "ra chuồng gà"

    (ĐS&PL) - THAAD được thiết kế để chống lại các mối đe dọa tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, có thể bao phủ một khu vực rộng lớn hơn Patriot.

    Reuters đưa tin, ngày 13/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington sẽ gửi hệ thống chống tên lửa tiên tiến có tên Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) cho Israel nhằm tăng cường khả năng phòng không của Tel Aviv.

    Cũng theo ông Biden, Washington cũng sẽ gửi các binh sĩ Mỹ tới Israel để vận hành hệ thống này. Tuy nhiên Mỹ không nói rõ thời điểm cụ thể triển khai hệ thống phòng thủ THAAD.

    Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ THAAD ở Israel sẽ giúp tăng cường năng lực phòng không tích hợp của Tel Aviv.

    "Đây là một phần trong những điều chỉnh quy mô lớn mà quân đội Mỹ đã thực hiện trong những tháng gần đây, nhằm hỗ trợ phòng thủ cho Israel và bảo vệ người Mỹ khỏi các cuộc tấn công của Iran và các lực lượng dân quân liên kết với Tehran", ông Ryder nói.

    Mỹ tuyên bố sẽ chuyển hệ thống phòng thủ THAAD tới Israel. Ảnh: Reuters

    Mỹ tuyên bố sẽ chuyển hệ thống phòng thủ THAAD tới Israel. Ảnh: Reuters

    Được phát triển bởi Tập đoàn Lockheed Martin, THAAD được thiết kế để phá hủy các đầu đạn của đối phương chỉ bằng lực động, với các đầu đạn đánh chặn dài 6,17 m, nặng 900 kg, trị giá 12 triệu USD.

    Hệ thống này trang bị động cơ Pratt & Whitney Rocketdyne nhiên liệu rắn một tầng, có vec-tơ lực đẩy và khả năng tăng tốc lên tới tốc độ Mach 8.2.

    Mỗi xe phóng HEMTT-LHS của THAAD có thể mang theo 8 tên lửa đánh chặn, cùng với các xe phóng, một xe chỉ huy và điều khiển, các cụm pháo có radar tìm kiếm và theo dõi Raytheon AN/TPY-2 X-band với phạm vi phát hiện 1.000 km. Một cụm pháo THAAD đơn lẻ có giá 800 triệu USD, trong khi giá cho khách hàng nước ngoài lên tới 1,13 tỷ USD.

    Theo nhà thiết kế và sản xuất Lockheed Martin, hệ thống THAAD được thiết kế để chống lại các mối đe dọa tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Hệ thống này được cho là có tầm bắn khoảng 200km, mặc dù radar của nó có thể phát hiện các mối đe dọa đang tiến đến ở khoảng cách xa hơn nhiều.

    THAAD được thiết kế để chống lại các mối đe dọa tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Ảnh minh họa

    THAAD được thiết kế để chống lại các mối đe dọa tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Ảnh minh họa

    Theo tổ chức tư vấn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), hệ thống THAAD có thể bao phủ một khu vực rộng lớn hơn so với khả năng của hệ thống Patriot. 

    Điểm đặc biệt của THAAD là nó không mang theo đầu đạn chứa thuốc nổ, thay vào đó nó sử dụng động năng từ vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu.

    Ngoài ra, THAAD được trang bị công nghệ “hit-to-kill” (truy đuổi-tiêu diệt) tiên tiến cho phép vô hiệu hóa các tên lửa đạn đạo bên trong hoặc bên ngoài khí quyển. 

    Trong quá trình tiêu diệt mục tiêu của THAAD, một tên lửa mục tiêu sẽ được phóng đi từ một vị trí nằm khá xa, tiếp đến radar AN/TPY-2 sẽ theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu. Thông tin từ radar AN/TPY-2 sẽ gửi đến trung tâm điều khiển để xử lý và chuyển tiếp cho hệ thống kiểm soát bắn. Một radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.

    Quá trình từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa đánh chặn mất khoảng 5 phút. THAAD có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong phạm vi từ 150-200 km.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/giai-ma-uy-luc-la-chan-bat-kha-chien-bai-my-sap-chuyen-cho-israel-a-bay-patriot-ra-chuong-ga-a472742.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan