Một nhóm các nhà thiên văn học đã gợi ý rằng “hành tinh lùn” sao Diêm Vương có thể do "một tỷ sao chổi" dính với nhau tạo thành.
Sau khi tàu vũ trụ New Horizons của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vượt qua Sao Diêm Vương vào tháng 7/2015, các nhà thiên văn học đã có thể thu thập một lượng dữ liệu lớn chưa từng có về hành tinh lùn đầy bí ẩn. Dữ liệu đã dẫn 2 nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Southwest (bang Texas, nước Mỹ) đến ý tưởng rằng Sao Diêm Vương có thể đã hình thành theo cách hơi kỳ lạ so với 8 hành tinh khác.
Sao Diêm Vương. Ảnh: AP |
Bằng cách so sánh dữ liệu mà New Horizons gửi về với nhiệm vụ sao chổi Rosetta năm 2016, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng Sao Diêm Vương được thừa hưởng các vật liệu tương đương. Một sự kiện bí ẩn trong quá khứ đã kết hợp xấp xỉ 1 tỷ ngôi sao chổi và các vật thể không gian khác lại với nhau. Qua nhiều năm tháng và nhiều sự biến đổi về mặt hóa học, Sao Diêm Vương trở thành như ngày nay.
Kết luận này được khẳng định chắc chắn hơn khi các nhà khoa học xem xét băng giàu Nitơ trong một khu vực của Sao Diêm Vương được gọi là Sputnik Planitia. “Chúng tôi đã tìm thấy sự nhất quán hấp dẫn giữa lượng nitơ ước tính bên trong sông băng và số lượng được kỳ vọng nếu Sao Diêm Vương thực sự hình thành do sự kết tụ của xấp xỉ 1 tỷ sao chổi trong thành phần hóa học", ông Christopher Glein, nhà nghiên cứu chính của dự án cho biết trong một tuyên bố.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng thành phần hóa học đầu tiên của Sao Diêm Vương (thừa hưởng từ các sao chổi) đã được biến đổi thành nước lỏng. Ông Glein nói. “Có lẽ, hành tinh lùn nay đang sở hữu cả trong một đại dương ở dưới bề mặt" nhà khoa học bổ sung.
Tạp chí Icarus đã công bố kết quả nghiên cứu này vào ngày 23/5 vừa qua.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Viện Southwest cũng đã thử một lý thuyết thay thế khác cho nguồn gốc của Sao Diêm Vương, trong đó có suy đoán rằng hành tinh lùn này được hình thành từ các hạt rất lạnh. Cách tiếp cận này dường như cũng cho thấy một số kết quả tích cực.
PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Sputnik)