+Aa-
    Zalo

    Giá xăng giảm sâu, cước vận tải vẫn giậm chân tại chỗ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – “Giá xăng tăng thì tất cả hàng hóa cũng tăng, thế nhưng khi giá xăng đã giảm “sâu”, thậm chí giảm lâu mà hàng hóa vẫn im lặng”.

    (ĐSPL) – “Giá xăng tăng thì tất cả hàng hóa cũng tăng, thế nhưng khi giá xăng đã giảm “sâu”, thậm chí giảm lâu mà hàng hóa vẫn im lặng”.

    Xem video: 

    Những ngày vừa qua, giá cước vận tải hành khách trở thành đề tài nóng bỏng đặc biệt khi dịp Tết nguyên đán đang cận kề thì nhu cầu đi lại của người dân lại tăng cao. Trong khi giá xăng dầu liên tục giảm “sâu” thì thông tin về việc một số hang taxi, công ty vận tải hành khách, nhà xe không chịu giảm giá cước, thậm chí là có doanh nghiệp rục rịch chuẩn bị tăng giá …, gây bức xúc dư luận.
    Đánh giá về tình trạng trên, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho rằng, không riêng gì chuyện cước vận tải mà giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường hiện nay dường như đang đi ngược lại quy luật “nước lên thuyền lên, nước xuống thuyền xuống”.

    Người dân mong ngóng được giảm giá vận tải đặc biệt trong dịp Tết (nguồn Internet).

    Theo vị PCT kiêm TTK Hội TC&BVNTD Việt Nam, lâu nay giá xăng dầu vẫn là yếu tố chính ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa thị trường, khi giá xăng tăng thì các mặt hàng đồng loạt tăng theo với lý do xăng dầu là đầu vào của ngành vận tải, ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, do vậy giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng phải tăng theo.
    Thế nhưng từ cuối tháng 7 năm ngoái cho đến nay, giá xăng trong nước và thế giới liên tục giảm “sâu” thậm chí đã giảm 30-40\% (so với trước đó) mà giá cước vận tải và hàng hóa vẫn dậm chân tại chỗ.
    Sự việc trên gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy theo ông Hùng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để đảm bảo quyền lợi của người dân.
    “Hội đã lên tiếng trên nhiều cơ quan truyền thông, cũng đã có văn bản gửi cơ quan chức năng. Đáng mừng là trước bất cập đó các cơ quan quản lý đã vào cuộc, Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp vận tải giảm giá cước phù hợp, vẫn còn những đơn vị đối phó”, ông Hùng nói.
    Ông Hùng cũng cho biết: Có tình trạng DN trước đây kê khai khống lên để bây giờ giảm chiếu lệ.
    Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định: Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc các doanh nghiệp vẫn muốn tối đa lợi nhuận tiếp tục “hút máu” người tiêu dùng. Thị trường vẫn chưa tạo ra độ cạnh tranh cao, tình trạng các doanh nghiệp có sự bắt tay liên kết tạo nên độc quyền nhóm vì thế người tiêu dùng chưa thể sử dụng sự lựa chọn của mình để tác động đến chính sách giá của doanh nghiệp
    Liên quan đến đoàn kiểm tra giá cước vận tải phía Bắc, Trưởng đoàn Đặng Ngọc Tuyến - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, cho biết: Cơ bản các tổ làm việc với 20 DN nằm trong kế hoạch kiểm tra của đoàn. Vài ngày tới, các tổ sẽ tiếp tục làm rõ sổ sách kế toán của DN để xác định các loại chi phí, doanh thu hợp pháp, hợp lý.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gia-xang-giam-sau-cuoc-van-tai-van-giam-chan-tai-cho-a82924.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan