(ĐSPL) - Giá vàng hôm nay 4/7, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng SJC dao động dưới mốc 34,34 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Cụ thể, theo tin tức mới nhất về giá vàng hôm nay, Công ty VBĐQ Sài Gòn, niêm yết giá mua - bán vàng đang ở mức 34,26– 34,34 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức 34,28 triệu đồng/lượng (mua vào). Giá bán ra ở mức 34,32 triệu đồng/lượng.
Mức chênh lệch giá mua - bán vàng tại Hà Nội là 40.000 đồng/lượng; tại TP HCM là 80.000 đồng/lượng.
TRên thị trường thế giới, đô la yếu đi, trong khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng về cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp khiến giá vàng thế giới chỉ tăng gần 3 USD lên 1.168 USD một ounce.
Giá này tương đương 30,74 triệu đồng một lượng (chưa thuế, phí, gia công). Thị trường trong nước hôm qua đóng cửa quanh 34,27-34,34 triệu đồng.
Giá vàng hôm nay 4/7, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng SJC dao động dưới mốc 34,34 triệu đồng/lượng chiều bán ra. |
Thanh khoản trên thị trường cũng thấp, khi Mỹ đóng cửa sớm mừng Quốc khánh. Phiên trước đó, giá giao ngay từng xuống thấp nhất từ giữa tháng 3, sau đó mới hồi phục khi đôla Mỹ mất giá so với rổ tiền tệ lớn vì báo cáo việc làm tháng 6 yếu hơn dự kiến.
"Quan sát đà giảm của vàng trước khi các số liệu được công bố, tôi nhận thấy tâm lý trên thị trường rõ ràng đang nghiêng về xu hướng xuống", Carsten Menke - nhà phân tích tại Julius Baer cho biết.
Trước khi báo cáo việc làm được công bố, nhà đầu tư đã cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ trong tháng 9, do các số liệu lạc quan về chi tiêu tiêu dùng và nhà ở. Từ đầu năm, giá đã chịu sức ép do thời điểm tăng lãi suất chưa được xác định. Nếu lãi tăng, đôla Mỹ sẽ mạnh lên và sức hấp dẫn của vàng – công cụ không trả lãi cố định – sẽ giảm sút.
Tuần này, giá đã giảm 0,5\% và là tuần giảm thứ 2 liên tiếp, chủ yếu do đồng đôla mạnh lên so với euro trong khủng hoảng Hy Lạp.
Bất ổn tại Hy Lạp đến nay vẫn chưa giúp vàng tăng mạnh. "Người ta không chỉ quan tâm đến kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, mà còn là phản ứng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Cơ quan này có thể giảm hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp. Việc này có thể kích thích phần nào nhu cầu", Carsten Fritsch - nhà phân tích tại Commerzbank.
Ngày mai, Hy Lạp sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc có chấp thuận các điều kiện thắt lưng buộc bụng của nhóm chủ nợ hay không. Chính phủ nước này hiện vẫn kêu gọi người dân nói "Không".
Ngọc Anh (Tổng hợp)
[mecloud]au8EfqLILB[/mecloud]