(ĐSPL) - Giá vàng hôm nay (1/5), mở cửa phiên giao dịch sáng, giá vàng SJC trong nước điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán so với chốt phiên chiều qua (30/4).
Cụ thể, theo tin tức mới nhất về giá vàng hôm nay, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội niêm yết mua/bán ở mức 34,97 triệu đồng/35,09 triệu đồng/lượng.
Tại TP.HCM và Đà Nẵng có mức giá mua/bán vàng SJC ở mức 34,97 triệu đồng/35,07 triệu đồng/lượng.
Thị trường tự do hầu hết giá vàng SJC đều trao đổi ngang giá với chốt phiên 30/4.
Chênh lệch mua – bán vàng ở Hà Nội vẫn duy trì ở mức 120.000 đồng/lượng.
Tại TP.HCM và Đà Nẵng duy trì 100.000 đồng/lượng.
Sáng nay, Công ty KDVB Phú Quý và Tập đoàn DOJI đều giảm giá bán vàng SJC 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên 30/4.
Cụ thể Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng tại Hà Nội, TP.HCM mua/bán ở mức 35,05 triệu đồng/35, 15 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều
Công ty Phú Quý niêm yết giá mua/bán vàng SJC 35,05 triệu đồng/35,14 triệu đồng/lượng, giảm 60.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều.
Giá vàng hôm nay (1/5), mở cửa phiên giao dịch sáng, giá vàng SJC trong nước điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán so với chốt phiên chiều qua (30/4). |
Trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau quyết định trì hoãn tăng lãi suất của Mỹ. Việc giảm trợ cấp thất nghiệp hàng tuần làm giảm nhu cầu đầu tư vào kim loại, khiến giá vàng giao dịch giảm hơn 2\%.
Cụ thể, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex hạ 2,3\%, tương đương 27,6 USD và niêm yết tại 1.182,40 USD/ounce. Đây là mức giá thấp nhất kể từ thứ 6. Trong khi, giá vàng giao trên sàn Kitco thời điểm 6 giờ sáng (theo giờ Việt Nam) đang dao động quanh mức 1.183,90 USD/ounce. Căn cứ vào các hợp đồng giao dịch trong tháng 4, các kim loại giao dịch giảm 0,1\% trong tháng.
Cùng với đó, giá bạc tháng 7 cũng giảm sâu 3,3\%, tương đương 54,9 cent và kết thúc tại 16,153 USD/ounce, giảm 2,7\% so với mức giao dịch cao nhất từ ngày 31/3.
Sở dĩ giá vàng trượt dốc là do Mỹ công bố số liệu trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự kiến trong 15 năm là 262.000 vào hôm 25/4. Trong khi đồng đô la Mỹ cũng vẫn chịu áp lực, trong thời gian này, đồng bạc xanh không cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào cho vàng.
Tuy nhiên, đồng đô la suy yếu có thể là một dấu hiệu tích cực cho giá hàng hóa tại Mỹ, vì giá hàng hóa tính bằng đô la sẽ rẻ hơn các đồng tiền khác, thu hút các nhà đầu tư hơn, ghi nhận của Eugen Weinberg, chiến lược gia hàng hóa tại Commerzbank. Cũng theo Eugen Weinberg, các thị trường cổ phiếu cũng thấp hơn đáng kể, không có sự hỗ trợ cho vàng.
Giá vàng hôm thứ 4 đã giảm xuống 0,3\%, sau đó tiếp tục giảm trong phiên giao dịch sau khi Cục Dự trữ Liên bang FED ra quyết định trì hoãn tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006. Julian Phillips, người sáng lập và đóng góp cho GoldForecaster.com cho biết: “Những động thái của FED trong quý I có ý nghĩa quan trọng với giá vàng tương lai. Dự đoán FED sẽ tăng lãi suất trng tháng 6, tháng 9 hoặc thậm chí sau đó.”
Trong khi đó, giá các kim loại khác cũng đồng loạt suy yếu. Cụ thể, giá platinum tháng 7 giảm 1,8\%, tương đương 21,1 USD và đạt mức 1.140,40 USD/ounce, giảm 0,3\% trong tháng 4. Giá palladium tháng 6 giảm 1,1\%, tương đương 8,25 USD và kết thúc tại 776,50 USD/ounce, nâng mức trung bình tháng 4 lên 5,6\%. Ngược lại, giá đồng tháng 7 tăng 3,1\%, tương đương 8,75 cent và chốt tại 2,887 USD/pound.
Ngọc Anh(Tổng hợp)