(ĐSPL) - Tỷ giá USD/VND hôm nay 24/11, so với ngày hôm qua, tỷ giá niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá.
Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức mua vào là 22.450 đồng/USD và bán ra là 22.530 đồng/USD, tăng 20 đồng/USD chiều mua vào và bán ra.
Tương tự, ngân hàng BIDV cũng niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.450 – 22.530 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD chiều mua vào và 20 đồng/USD chiều sáng ra.
Ngân hàng Vietinbank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.455 – 22.520 đồng/USD, tăng 25 đồng/USD chiều mua vào và 10 đồng/USD chiều bán ra.
USD được giao dịch tại ngân hàng Dong A Bank ở mức mua vào là 22.470 đồng/USD và bán ra ở ngưỡng 22.530 đồng/USD, tăng 30 đồng chiều mua vào 20 đồng/USD chiều bán ra.
Ngân hàng Eximbank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.450 – 22.540 đồng/USD, tăng 30 đồng USD ở cả hai chiều mua và bán.
Tỷ giá USD/VND hôm nay 24/11, so với ngày hôm qua, tỷ giá niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá. |
USD được giao dịch tại ngân hàng ACB ở mức mua vào – bán ra là 22.440 – 22.530 đồng/USD, tăng 20 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Tỷ giá USD/VND được niêm yết tại ngân hàng Techcombank ở mức mua vào là 22.450 đồng/USD và bán ra ở mức 22.540 đồng/USD, tăng 40 đồng/USD chiều mua vào và 30 đồng/USD chiều bán ra so với ngày hôm qua.
Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của USD/VND tiếp tục được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho ngày 24/11/2015 là 21.890 VND/USD.
Như vậy sau khi có chiều hướng bình lặng vào cuối tuần qua, tỷ giá lại tiếp tục có thêm một đợt sóng tăng giá từ cuối buổi chiều hôm qua. Hiện giá bán ra tại các ngân hàng đang dao động quanh mức 22.530-22.540 đồng, vượt xa mức giá 22.475 VND mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2015, Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng cần thiết lập một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt và hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy việc tiếp tục cam kết cứng không điều chỉnh tỷ giá đến đầu năm 2016 đã không định hướng được những kỳ vọng của thị trường sau sự kiện đồng CNY phá giá ngày 11/8.
VEPR lưu ý về nguy cơ sau khi đàm phán TPP hoàn tất và nhiều khả năng sẽ được các nước thành viên thông qua chính thức, dòng vốn nóng có thể tăng mạnh vào thị trường nội địa và gây áp lực tăng lên tiền đồng và thu hẹp sản xuất xuấ khẩu trong thời gian tới.
Viện nghiên cứu này cũng chỉ ra Việt Nam đang nằm ở vị thế trái ngược với các thị trường mới nổi khác trong khu vực vốn đang đối mặt với dòng vốn nóng rút ra. Do nền tảng vĩ mô kém, Việt Nam hầu như đã đứng ngoài dòng vốn nóng quy mô lớn chảy vào của các quốc gia trong khu vực giai đoạn 2010-2013. Giá tài sản ở Việt Nam ít tăng giá giai đoạn sau giai đoạn khủng hoảng, do đó có thể trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư ngắn hạn nước ngoài.
Ngọc Anh (Tổng hợp)