(ĐSPL) - Tỷ giá USD/VND hôm any 19/10 không có quá nhiều biến động. So với cuối tuần trước, tỷ giá niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại được chiều chỉnh theo những chiều hướng khác nhau, tuy nhiên biên độ dao động không đáng kể.
Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức mua vào là 22.290 đồng/USD và bán ra là 22.370 đồng/USD, tăng 20 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Tại ngân hàng Vietinbank, USD được mua vào và bán ra ở mức 22.280 – 22.360 đồng/USD, tỷ giá niêm yết không thay đổi ở cả hai chiều mua và bán so với cuối tuần trước.
Tương tự, ngân hàng BIDV, ACB cũng giữ nguyên mức tỷ giá niêm yết ở cả hai chiều mua và bán. Tuy nhiên, USD được ngân hàng BIDV giao dịch ở mức mua vào là 22.290 đồng/USD và bán ra ở ngưỡng 22.360 đồng/USD.
Ngân hàng ACB niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.280 – 22.370 đồng/USD.
Ngân hàng Eximbank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.270 – 22.370 đồng/USD, giảm 10 đồng/USD chiều mua vào, chiều bán ra vẫn được giữ nguyên so với cuối tuần trước.
Tỷ giá USD/VND hôm any 19/10 không có quá nhiều biến động. |
Tỷ giá USD/VND được niêm yết tại ngân hàng Techcombank ở mức 22.200 – 22.400 đồng/USD, giảm 30 đồng/USD chiều mua vào, chiều bán ra không thay đổi.
Ngân hàng Dong A Bank giao dịch USD ở mức mua vào là 22.300 đồng/USD và bán ra ở mức 22.370 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào – bán ra.
Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của USD/VND tiếp tục được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho ngày 19/10/2015 là 21.890 VND/USD.
Tỷ giá USD tự do tại Hà Nội sáng ngày 19/10/2015 hiện giao dịch tại mức mua vào 22.290 đồng/USD, bán ra vào khoảng 22.320 đồng/USD, giảm 10 đồng/USD chiều mua vào so với cuối tuần trước.
Về các đồng ngoại tệ khác, đồng Đô la Úc giảm nhẹ ở sàn giao dịch châu Á trong đầu phiên giao dịch sáng nay (19/10), sau khi có nhiều số liệu khác nhau về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Tỷ giá AUD/USD, gắn liền với nền kinh tế của Trung Quốc, được giao dịch ở mức 0,259, giảm 0,11\%, tỷ giá USD/JPY ở mức 119,29, giảm 0,11\%. Trong khi, cặp tỷ giá EUR/USD tăng nhẹ tại sàn giao dịch châu Á với 0,26\% lên mức 1,1376.
Ở Trung Quốc, GDP quý III tăng 1,8\%, tăng nhẹ so với mức tăng 1,7\% được dự báo và với tốc độ hàng năm là 6,9\%, cũng vượt qua mức tăng 6,8\% như dự kiến.
Đầu tư tài sản cố định tăng 10,3\%, thấp hơn mức tăng 10,8\% được sự kiến trong tháng 9 và sản lượng công nghiệp tăng 5,7\%, thấp hơn mức tăng dự kiến 6,0\% vào tháng 9, trong khi doanh số bán lẻ tăng 10,9\%, trên mức 10,8\% trong cùng kỳ năm ngoái.
Các số liệu được theo dõi chặt chẽ vì lo ngại rằng sự sụt giảm trong nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu có thể thúc đẩy Fed trì hoãn việc nâng lãi suất trong năm nay.
Trước đó, thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) – Haruhiko Kuroda cho biết ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ có những điều chỉnh cần thiết để nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo tăng trưởng và lạm phát.
Ông cũng nhắc lại quan điểm của BOJ rằng họ sẽ tiếp tục với QQE (chính sách nới lỏng định lượng và định tính tiền tệ), nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả ở mức 2\%, và duy trì mục tiêu đó một cách ổn định. Họ sẽ theo dõi chặt chẽ hướng đi của tăng trưởng và lạm phát, để có những điều chỉnh cho phù hợp.
BoJ sẽ phát hành báo cáo hàng quý về tình hình kinh tế trong 9 khu vực của Nhật Bản vào lúc 14:00 JST (05:00 GMT).
Cũng tại New Zealand, chi phí lao động tăng 0,5\% đúng như dự kiến trong quý III.
Chỉ số đồng USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ lớn khác, giảm 0,15\% xuống mức 94,63 điểm.
Các nhà đầu tư cũng đang tập trung mạnh mẽ vào kết quả của cuộc họp ECB sẽ diễn ra vào hôm thứ 5 tuần này.
Tuần trước, đồng USD đã được đà tăng nhẹ vào hôm thứ Sáu và đồng Euro suy yếu trong bối cảnh kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang vẫn có thể tăng lãi suất trong năm nay trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể mở rộng quy mô chương trình nới lỏng định lượng của mình.
Số liệu công bố vào hôm thứ 6 khẳng định rằng tỷ lệ lạm phát tại khu vực đồng Euro trở nên tiêu cực trong tháng 9, lần đầu tiên kể từ khi ECB đưa ra chương trình mua trái phiếu trị giá nghìn tỷ Euro vào hồi tháng 3/2015, với chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,1\% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan đánh giá niềm tin của người tiêu dùng liên quan đến vấn đề tài chính của cá nhân tăng trở lại trong tháng 10/2015, sau 4 tháng suy giảm.
Bên cạnh đó, chỉ số tâm lý tiêu dùng đứng ở mức 92,1 điểm so với mức dự báo là 89 và tăng từ mức 87,2 trong tháng 9/2015. Nhưng có một số báo cáo khác cho thấy sản lượng công nghiệp giảm 0,2\% trong tháng 9, áp lực thấp hơn bởi sự suy yếu trong các lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt.
Ngọc Anh (Tổng hợp)