+Aa-
    Zalo

    Giá USD hôm nay 12/10: Biến động không đều

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tỷ giá USD/VND hôm nay, 12/10, tiếp tục được điều chỉnh. So với cuối tuần trước, tỷ giá niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại biến động tăng giảm theo cá

    (ĐSPL) - Tỷ giá USD/VND hôm nay, 12/10, tiếp tục được điều chỉnh. So với cuối tuần trước, tỷ giá niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại biến động tăng giảm theo các chiều hướng khác nhau.

    Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức mua vào là 22.200 đồng/USD và bán ra là 22.280 đồng/USD, không thay đổi cả hai chiều mua vào và bán ra.

    Tương tự, ngân hàng ACB, Dong A Bank cũng niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.200 – 22.280 đồng/USD, tuy nhiên so với cuối tuần trước, ngân hàng ACB điều chỉnh tăng 10 đồng/USD chiều mua vào và giảm 10 đồng/USD chiều bán ra.

    Còn Dong A Bank tăng 20 đồng/USD chiều mua vào, chiều bán ra không thay đổi.

    Tại ngân hàng Vietinbank, USD được mua vào và bán ra ở mức 22.190 – 22.280 đồng/USD, giảm 15 đồng/USD chiều mua vào và tăng 5 đồng/USD chiều bán ra.

    Ngân hàng Eximbank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức 22.200 – 22.300 đồng/USD, tăng 20 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

    USD được mua vào – bán ra ở ngân hàng BIDV với giá 22.210 – 22.280 đồng/USD, tăng tới 40 đồng/USD chiều mua vào, chiều bán ra tăng thêm 10 đồng/USD.

    So với cuối tuần trước, tỷ giá USD/VND được niêm yết tại ngân hàng Techcombank không thay đổi, USD được mua vào ở mức 22.140 đồng/USD và bán ra ở ngưỡng 22.300 đồng/USD.

    Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của USD/VND tiếp tục được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho ngày 12/10/2015 là 21.890 VND/USD.

    Tỷ giá USD tự do tại Hà Nội sáng ngày 12/10/2015 hiện giao dịch tại mức mua vào 22.240 đồng/USD, bán ra vào khoảng 22.280 đồng/USD, giảm 10 đồng chiều mua vào và 20 đồng chiều bán ra so với cuối tuần trước (10/10).

    Tỷ giá USD/VND hôm nay, 12/10, tiếp tục được điều chỉnh. So với cuối tuần trước, tỷ giá niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại biến động tăng giảm theo các chiều hướng khác nhau.

    Nhà giàu đổ tiền vào đâu cũng sợ

    Biến động theo chiều tăng đều đặn một vài phần trăm/năm của đồng USD đã diễn ra cả chục năm nay. Đối với nhiều người giàu, tích đô không lỗ, thậm chí có lãi khá tốt dường như đã trở thành một chân lý.

    Tuy nhiên, cú sốc giảm mạnh lần này có thể làm lung lay chân lý này. “Điểm đến an toàn cuối cùng” đã không còn an toàn nữa. Nó khiến nhiều người không biết nên chọn kênh đầu tư nào.

    Trước đó, hồi giữa tháng 7, nhiều nhà giàu Việt chuyên gom đô tích vàng cũng đã âm thầm chịu nỗi đau do vàng về đáy thấp nhất 5 năm, euro bốc hơi. Giá vàng rớt từ gần 50 triệu đồng/lượng hồi cuối 2011 về 35-36 triệu đồng/lượng vẫn chưa ngừng nghỉ. Nhiều người bắt đáy mua vào đã nhanh chóng mất khoảng 2 triệu đồng/lượng trong vài tuần. Hiện tại vàng vẫn đang ở mức dưới 34 triệu đồng/lượng và vẫn chưa hút nhiều khách mua vào.

    Trong khi vàng bị chán, đầu tư vào euro cũng đã khiến nhiều người ôm hận và không phải là kênh ưa thích. Ông Phạm Đông Long, một NĐT trên sàn chứng khoán FPTS, cho rằng, ông đang trở lại xem xét kênh chứng khoán.

    “BĐS gần đây cũng nóng, các thông tin về thị trường đều khá tốt nhưng giao dịch thực tế không hề dễ dàng. Giá rao cao nhưng muốn bán một căn hộ rất khó. Tôi đang cân nhắc việc vào lại chứng khoán. Có nhiều thông tin tốt đến với nền kinh tế, các tổ chức nước ngoài cũng liên tục đánh giá tốt. Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam còn nhiều vấn đề, trong đó đáng ngại là sự minh bạch. Các chỉ số tài chính chỉ là cái vỏ bề ngoài, còn thực chất nội bộ bên trong như thế nào và DN hoạt động có nghiêm túc và tôn trọng NĐT không mới quan trọng”, ông Long chia sẻ.

    Trên thực tế, ngay sau có thông tin Hiệp định TPP đã được các nước thông qua, VN-Index đã tăng nhiều phiên và hiện đã lên trở lại ngưỡng 590 điểm.

    Lãi suất tiền gửi VND ở mức khoảng 6,5\%/năm, tiền USD ở mức 0,25\% (cá nhân)… cũng không còn hấp dẫn như vài năm trước đây.

    “Nhìn chung hầu hết các kênh đầu tư truyền thống giờ đều không còn thực sự hấp dẫn. Chính sách chống đôla hóa cũng như vàng hóa nền kinh tế của NHNN có tác động khá mạnh. Dòng tiền đang được hướng vào sản xuất”, ông Long nhận định.

    Tuy nhiên, cũng theo NĐT này, kinh doanh không hề đơn giản, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay. DN lớn của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chưa nói tới DN nhỏ và rồi các DN mới bước vào kinh doanh.

    Theo ông Long, ở các nước, TTCK là nơi để người dân góp tiền vào cho DN làm ăn. Đây cũng là điều ông thấy hợp lý nhất đối với mình. Tuy nhiên, niềm tin của ông vào các DN trên sàn vẫn còn là vấn đề phải cân nhắc thêm. Đó là lý do, hiện tại ông vẫn tạm thời chọn gửi tiền NH để lấy lãi trong năm nay khi lạm phát ở mức thấp.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gia-usd-hom-nay-1210-bien-dong-khong-deu-a114576.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.