Malaysia đứng thứ 5 và Indonesia đứng thứ 9 trong danh sách những nước có giá xăng rẻ nhất thế giới.
Theo đó, tại Malaysia, giá một gallon xăng là 2,42 USD, tương đương giá một lít: 0,64 USD tức 13.500 đồng/lít. Chương trình trợ giá nhiên liệu của Malaysia đã giúp nước này lọt top rẻ nhất thế giới.
Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm của Malaysia năm ngoái. Sau việc này, Thủ tướng Najib Rasak đã giảm trợ giá để nâng giá xăng lên thêm 23 cent một gallon. Thu nhập bình quân đầu người ở đây hiện là 31 USD một ngày.
Còn Indonesia, giá một gallon xăng là 3,73 USD, tương đương giá một lít: 0,98 USD, tức là 20.900 đồng/lít.
Indonesia đang gặp vấn đề về khai thác dầu thô, khi các mỏ dầu già cỗi của nước này chỉ cho sản lượng chưa bằng 50\% thập niên 90. Việc này đã biến họ từ nước xuất khẩu thành nhập dầu.
Khoảng 15\% ngân sách nước này dành cho trợ giá năng lượng. Chi phí này đã kéo tụt tăng trưởng kinh tế - xã hội của Indonesia. Năm ngoái, ý định giảm trợ giá của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình trên cả nước, do nước này có tới 100 triệu người sống dưới 2 USD mỗi ngày.
Giá xăng Việt Nam cao hơn lần lượt các nước Malaysia, Indonesia là 11.400 đồng- 4.000 đồng/lít. |
Tuy nhiên, tính bình quân, thu nhập ngày tại đây là 11 USD.
Phần lớn người dân Indonesia mua loại xăng được trợ giá có hàm lượng octane thấp hơn các nước khác và cũng thấp hơn tiêu chuẩn được Bloomberg dùng trong xếp hạng. Giá loại xăng này là 0,4 USD một lít.
Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, giá xăng của Việt Nam đang ở mức 24.900 đồng/lít, cao hơn lần lượt các nước Malaysia, Indonesia là 11.400 đồng- 4.000 đồng/lít.
Thậm chí, tính toán chung trong năm 2013, khi giá xăng dầu thế giới chỉ tăng 0,9\% thì giá xăng dầu trong nước lại cao hơn rất nhiều, tăng gấp 5 lần so với giá thế giới.
Cụ thể, ngày 18/12/2013, giá xăng trong nước điều chỉnh tăng lên mức 24.210 đồng/lít. Như vậy, so với mức giá vào những ngày cuối năm 2012 thì giá xăng trong nước tăng khoảng 4,5\%. Đây là mức tăng gần gấp 5 lần so với mức tăng của giá xăng thế giới.
Còn nhớ, thời điểm đầu năm 2013, quyết định tăng giá xăng dầu đã được đưa ra với ký do tăng giá để chống buôn lậu. Theo đó, hồi tháng 3/2013 khi quyết định cho tăng giá xăng lên mức 24.580 đồng/lít, liên bộ Tài chính – Công Thương có lấy lý do là vì xăng dầu Việt Nam thấp hơn các nước có chung biên giới, nên xảy ra tình trạng buôn lậu, tăng giá lên ngang bằng để chống buôn lậu.
Thời điểm tháng 8/2013, khi giá xăng dầu của thế giới liên tục giảm thì các doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam có bức bình phong nghị định 84 trước đó với mức biên độ giao động 30 ngày đã lờ đi việc giảm giá xăng dầu cho người dân.
Dù rất bức xúc nhưng người dân cũng tạm thông cảm cho doanh nghiệp đang thực hiện xứ mệnh cao cả chống buôn lậu. Xăng dầu kiên trì đến phút cuối mới chịu giảm giá được 300 đồng/lit.
Trong khi đó, Petrolimex là doanh nghiệp có thị trường phát triển ở bên ngoài nội địa như Trung Quốc, Campuchia, Lào.
Đối với Campuchia, với nhu cầu 1,7 triệu tấn/năm, Campuchia nhập khẩu 100\% từ Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Malaysia, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tới 60-70\%. Hiện Campuchia có 12 đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, thị trường xăng dầu Campuchia cạnh tranh khá gay gắt bởi được thị trường hoá hoàn toàn.
Ông Đàm Tá Nho, Trưởng Văn phòng Đại diện Petrolimex tại Campuchia, từng cho biết: “Kinh doanh xăng dầu tại Campuchia được thị trường hóa hoàn toàn, Nhà nước không can thiệp hành chính, chỉ quản lý bằng quy định của pháp luật và thuế, phí”. Việc giá cả như thế nào là do doanh nghiệp tự quyết.