Theo kỹ sư Tạch, xe Bus BRT có giá 5 tỉ đồng, cao hơn cả mẫu xe khách 47 chỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay là không hợp lý bởi nội thất dành cho xe bus được đơn giản hoá hơn nhiều so với xe du lịch.
Như tin đã đưa, ngày 8/3, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND Hà Nội về thông tin buýt nhanh BRT "đội giá", giá mỗi chiếc xe lên tới hơn 5 tỷ đồng -
Theo Ban quản lý dự án, thực tế giá xe buýt BRT do Nhà thầu Trường Hải cung cấp theo quyết định phê duyệt trúng thầu khoảng 5,03 tỷ đồng/xe. Trong đó, giá xe đã bao gồm thuế là 4,91 tỷ đồng/xe, còn lại là các chi phí vận hành, đào tạo lái xe và nộp thuế VAT...Gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế từ năm 2014. Kết quả được Sở GTVT (chủ đầu tư) phê duyệt với giá trúng thầu hơn 11,6 triệu USD.
Theo kỹ sư Tạch, xe Bus BRT có giá 5 tỉ đồng, cao hơn cả mẫu xe khách 47 chỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay là không hợp lý. Ảnh: Dân trí |
Nhà sản xuất và cung cấp mẫu xe này cho dự án BRT Hà Nội - Thaco cũng đã có phản hồi chính thức về thông tin này. Theo đó, đại diện Tập đoàn Trường Hải - đơn vị cung cấp xe cho gói thầu này cho rằng, sự khác biệt về giá thành nêu trên là do bus BRT có thiết kế đặc thù, được sản xuất theo thiết kế riêng, không phải là loại xe được sản xuất đại trà như xe bus đang vận hành tại thị trường Việt Nam.
"Sở dĩ có sự khác biệt về giá bán này là do những mẫu xe thuộc dự án BRT (và xe khách ví dụ như trên) có nguồn gốc xuất xứ, chủng loại sản phẩm và các thông số kĩ thuật khác hẳn nhau. Những mẫu xe bus BRT có động cơ nhập khẩu từ Nhật Bản (Hino cung cấp, đạt tiêu chuẩn Euro 3), hệ thống kỹ thuật riêng biệt (cửa mở bên trái, cơ cấu bậc tự động tiếp cận nhà chờ, số chỗ ngồi khác nhau 26 chỗ ngồi và 64 chỗ đứng hệ thống khung gầm thiết kế khác nhau...). Ngoài ra, cũng còn sự khác biệt về việc sản xuất hàng loạt (xe khách) và sản xuất theo đơn đặt hàng riêng lẻ (xe bus BRT - số lượng ít)" - báo Dân trí đăng tải thông tin ông Mai Phước Nghê - Phó tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh xe tải, xe bus cung cấp.
Trao đổi với PV về thông tin này, kỹ sư Lê Văn Tạch (nhân viên làm việc Công ty Toyota Việt Nam- TMV) cho rằng, mức giá này không hợp lý. Bởi vì nếu cùng kích thước và công nghệ thì giá xe bus sẽ rẻ hơn đáng kể so với xe phục vụ du lịch do nội thất dành cho xe bus được đơn giản hoá.
Trước lý giải của nhà cung cấp - Tập đoàn Trường Hải cho rằng sự khác biệt về giá thành nêu trên là do bus BRT có một số đặc thù, kỹ sư Tạch cho rằng, giá nhập của một chiếc động cơ không lớn lắm, chỉ khoảng hơn 100 triệu/chiếc). Còn khi bỏ ghế đi thì trọng lượng giảm đáng kể. Mặt khác xe bus được thiết kế chạy đường phố nên việc phải gia cố thêm khung gầm thì chưa hẳn đã cần thiết.
"Tôi không thể định giá chính xác loại xe này nhưng không thể đắt hơn giá xe du lịch cùng loại", ông Tạch nói.
Theo thông tin trên Dân trí, lô xe bus cho dự án BRT có giá bán 5,03 tỉ đồng, cao hơn hẳn so với mẫu xe khách 47 chỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay - Hyundai Universe Nobel 410PS, nhập khẩu mới 100%, đời 2016 có giá 4,2 tỷ đồng/chiếc, đã bao gồm thuế VAT). Thông tin tập đoàn Trường Hải cung cấp về sự khác biệt giữa xe bus đắt nhất Việt Nam hiện nay và mẫu xe bus BRT tại Hà Nội (các mẫu xe này sản xuất năm 2016): |