+Aa-
    Zalo

    Gặp đèn vàng đi thế nào cho đúng?

    (ĐS&PL) - Theo quy định mới nhất, khi gặp tín hiệu đèn màu vàng thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng.

    Gặp đèn vàng, đi thế nào cho đúng?

    Theo quy định, khi gặp tín hiệu đèn màu vàng thì người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp.

    Trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định.

    Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT (ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT):

    "Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

    Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

    Người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng khi thấy tín hiệu đèn màu vàng.

    Người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng khi thấy tín hiệu đèn màu vàng.

    Lỗi vượt đèn vàng bị xử phạt ra sao?

    Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, vượt đèn vàng là hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Cụ thể, khi đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu vàng, người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng (trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng). Việc cố tình vượt qua vạch dừng khi đèn vàng là vi phạm luật giao thông.

    Người vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cụ thể:

    Đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy điện: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

    Đối với người điều khiển ô tô, xe máy có cùng kết cấu như ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác như: tạm giữ phương tiện, tịch thu phương tiện, ...

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/gap-en-vang-i-the-nao-cho-ung-a449153.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan