+Aa-
    Zalo

    Gần 3 tạ thịt không rõ nguồn gốc chuẩn bị thành ‘đặc sản’ heo rừng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Gần 3 tạ “thịt lợn rừng” không rõ nguồn gốc đang trên đường vận chuyển từ Nam Định vào Bình Phước tiêu thụ thì bị lực lượng CSGT kiểm tra, bắt giữ.

    (ĐSPL) - Gần 3 tạ “thịt lợn rừng” không rõ nguồn gốc đang trên đường vận chuyển từ

    Nam
    Định vào Bình Phước tiêu thụ thì bị lực lượng CSGT kiểm tra, bắt giữ.

    Sáng 28/12, Trạm CSGT QL1A (thuộc Phòng CSGT Thanh Hóa) cho biết, vừa bắt giữ 1 xe ô tô khách đang vận chuyển 250kg thịt động vật ướp đông không rõ nguồn gốc.

    Số "thịt lợn rừng" không rõ nguồn gốc đã bị tạm giữ.

    Theo đó, vào lúc 7h30 ngày 28/12, tại Km308 QL1A, đoạn qua địa bàn xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), Tổ TTKS do thiếu tá Nguyễn Hữu Nam – Phó trạm trưởng Trạm CSGT QL1A Thanh Hóa làm tổ trưởng phát hiện xe ô tô khách mang BKS: 48B - 004.14 do Cao Ngọc Sơn (SN 1971, trú tại Thái Bình) điều khiển theo hướng Bắc – Nam vi phạm Luật giao thông nên ra tín hiệu dừng xe.

    Qua kiểm tra hành chính, tổ công tác phát hiện trên xe chở nhiều thùng xốp bên trong đựng  250kg thịt động vật đang được cấp đông.

    Tài xế Cao Ngọc Sơn khai nhận, số thịt này được vận chuyển từ

    Nam
    Định vào Bình Phước. Sau đó được chế biến thành “thịt lợn rừng” để tiêu thụ.

    Trước sự việc này, Trạm CSGT QL1A Thanh Hóa đã lập biên bản và bàn giao xe ô tô cùng toàn bộ tang vật nói trên cho Chi cục quản lý thị trường Thanh Hóa tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

    Điều 190, luật hình sự năm 1999 quy định về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

    1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba  năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ,  quyền hạn;

    c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

    d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gan-3-ta-thit-khong-ro-nguon-goc-chuan-bi-thanh-dac-san-heo-rung-a176145.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan