+Aa-
    Zalo

    Gần 200.000 thí sinh không đạt “điểm sàn” vào cao đẳng, đại học

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Với mức là 15 điểm đối với các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi, có khoảng gần 200.000 thí sinh đăng ký dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ không đạt ngưỡng xét tuyển.

    (ĐSPL)-  Với mức là 15 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi, có khoảng gần 200.000 thí sinh đăng ký dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 không đạt ngưỡng để xét tuyển.

    Khoảng 27\% thí sinh không đạt ngưỡng để xét tuyển

    Tin tức từ Tiền Phong, ngay sau khi công bố ngưỡng chất lượng tối thiểu đảm bảo đầu vào đại học, cao đẳng năm 2015, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có buổi trả lời báo chí.

    Thứ trưởng GD-ĐT Bùi Văn Ga.

    Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, năm nay trên 1 triệu thí sinh dự thi thì 30\% thí sinh dự thi ở cụm thi địa phương, 70\% thi ở cụm thi quốc gia. Theo thống kê, tổng số thí sinh dự thi THPT quốc gia để lấy kết quả tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) là 726.693.

    Với mức điểm là 15 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi, có 531.182 thí sinh có ít nhất một tổ hợp với tổng điểm bằng hoặc cao hơn 15,0 điểm. So với chỉ tiêu tuyển sinh đại học, số thí sinh này nhiều gấp 1,52 lần. Với mức ngưỡng tối thiểu này còn khoảng 27\% thí sinh (tương đương khoảng hơn 196.000 thí sinh) đăng ký dự thi để xét tuyển ĐH, CĐ không đạt ngưỡng để xét tuyển vào các trường đại học.

    Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học khoảng 400.000. Trong đó, có khoảng 350.000 chỉ tiêu tuyển sinh dành cho các trường sử dụng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển và khoảng 50.000 chỉ tiêu dành cho các trường có phương án tuyển sinh riêng, xét tuyển bằng kết quả học tập ở trung học phổ thông.

    Như vậy, các thí sinh không đủ điểm thi trung học phổ thông để xét tuyển vào các trường đại học vẫn còn cơ hội xét tuyển vào các trường theo phương án tuyển sinh bằng điểm học tập bậc trung học phổ thông.

    Mức 15 điểm là trung gian, phù hợp cho các trường xét tuyển

    Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, với đặc thù kỳ thi 1 lần, thí sinh chọn được nhiều môn thi để thành tổ hợp xét tuyển. Mỗi năm các trường có các khối A, A1, B, C, D truyền thống. Năm nay có khoảng 15 tổ hợp chung nhất các trường sử dụng.

    Các trường sẽ xét tuyển từ trên xuống, nếu quá nhiều mức sàn sẽ phức tạp, gây rối, không cần thiết.

    “Kết quả năm nay tốt, đề thi phân loại thí sinh và ngưỡng xác định năm nay được xác định thuận lợi. Sau đây các trường sẽ làm các khâu tiếp theo để xét tuyển”, Thứ trưởng Ga cho biết.

    Trả lời câu hỏi của phóng viên “Tại sao các khối thi có kết quả thi khác nhau nhưng lại có điểm sàn giống nhau?”, ông Ga cho rằng, mức 15 điểm là đã thống kê hết tất cả các khối thi, tổ hợp, thí sinh đạt trên ngưỡng này rất cao.

    Vì vậy, không có khó khăn đối với các trường trong xét tuyển. Mức 15 điểm là trung gian, phù hợp cho các trường xét tuyển. Các trường sẽ xét tuyển từ trên xuống, nếu quá nhiều mức sàn sẽ phức tạp, gây rối, không cần thiết.

    Thí sinh phải tính toán để chọn đúng  NV1, bảo đảm cơ hội để trúng tuyển cao nhất

    Phóng viên cũng đặt câu hỏi “thí sinh cần làm gì sau khi có kết quả ngưỡng điểm xét tuyển?”, Thứ trưởng Ga gợi ý, các em cần tìm hiểu thông tin trường, tìm hiểu thông tin các năm trước. Cần theo dõi thường xuyên thống kê các trường, rất quan trọng để biết khả năng trúng tuyển hay không.

    Ông Ga nhấn mạnh: “Các em phải chọn trường cho phù hợp, mức vừa phải. Trường điểm cao khả năng trúng tuyển thấp thì cần xác định vừa tầm. Việc rút nộp hồ sơ, lấy kết quả thi đợt 1 để nộp đợt khác các em có thể tự rút hoặc nhờ người nhà để nộp trường khác”.

    “Thí sinh cần phải theo dõi thường xuyên thông tin của các trường (3 ngày/lần). Để không bị may rủi thì các em phải tìm đúng thông tin. NV1 các trường tuyển 70-75\% chỉ tiêu. Các đợt sau chỉ còn khoảng 30\% chỉ tiêu trong khi tỷ lệ hồ sơ ảo rất lớn. Vì vậy, phải tính toán để chọn đúng  NV1, bảo đảm cơ hội để trúng tuyển cao nhất”- Ông Ga tư vấn.

    Hơn 530 ngàn thí sinh đủ 15 điểm ít nhất 1 tổ hợp

    Theo Bộ GD&ĐT, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm 2015 khoảng 400.000. Trong đó, có khoảng 350.000 chỉ tiêu dành cho các trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển và khoảng 50.000 chỉ tiêu dành cho các trường có phương án tuyển sinh riêng, xét tuyển bằng kết quả học tập ở THPT.

    Tổng số thí sinh dự thi THPT quốc gia để lấy kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ là 726.693. Cũng theo Bộ GD&ĐT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH năm 2015 là 15,0 điểm đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi (không nhân hệ số môn chính) đảm bảo cho  531.182 thí sinh có ít nhất một tổ hợp với tổng điểm bằng hoặc cao hơn 15,0 điểm.

    Đức An (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]nlL3jLyQaG[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gan-200000-thi-sinh-khong-dat-diem-san-vao-cao-dang-dai-hoc-a103944.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.