+Aa-
    Zalo

    Gái Việt không được gần chồng vì…kém tiếng Đức

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Michael Guhle gặp “nửa kia” của đời mình trên bãi biển của một ngôi làng chài nhỏ ở Việt Nam.

    (ĐSPL) - Michael Guhle gặp “nửa kia” của đời mình trên bãi biển của một ngôi làng chài nhỏ ở Việt Nam.
    Nguyễn Thị An là cô gái bán trái cây cho khách du lịch Đức và ngay lập tức họ đã phải lòng nhau. Sau đó, Michael Guhle - nhân viên nhà dưỡng lão Berlin đã tiết kiệm tiền và dành ngày nghỉ của mình đến Việt Nam thăm An.
    Gái Việt không được gần chồng vì…kém tiếng Đức

    Gái Việt không được gần chồng 6 năm vì…thi trượt tiếng Đức.

    Sau một thời gian yêu nhau, họ đã tiến tới hôn nhân mà không biết rằng đó là sự khởi đầu cho một thử thách kéo dài đầy gian nan. An không được phép  vào nước Đức, sau khi cô không vượt qua một cuộc kiểm tra ngôn ngữ bắt buộc, ngay cả khi họ đã kết hôn với công dân nước sở tại.
    “Tôi nghĩ kết hôn với người mà bạn yêu thương và sống chung với nhau là quyền của con người. Rõ ràng điều đó không đúng ở Đức”, Guhle nói trong căn hộ hai phòng khiêm tốn của anh ở ngoại ô Berlin.
    Quy định phải vượt qua bài kiểm tra ngôn ngữ đối với người nhập cư được chính phủ Đức áp dụng từ năm 2007. Trong khi hầu hết các nước EU - bao gồm Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Điển - đều không yêu cầu điều này. Áo, Anh và Hà Lan là những nước có chính sách giống như Đức nhưng theo các chuyên gia thì bài kiểm tra của Đức là khó nhất.
    Ủy ban Châu Âu đã chỉ trích luật pháp Đức và cho rằng điều này vi phạm các hiệp ước Châu Âu. Dù vậy, các cặp vợ chồng như Guhle và An vẫn đang phải đối mặt với những thách thức đầy tốn kém và khó khăn.
    Phía Đức cho rằng chính sách của họ nhằm bảo vệ người nhập cư và ngăn chặn những cuộc hôn nhân cưỡng bức, đồng thời giúp người nhập cư hòa nhập dễ dàng hơn. Tuy nhiên các nhà phê bình cho rằng việc duy trì luật này là biểu hiện của sự phân biệt đối xử với những người nghèo và trình độ học vấn thấp. Hầu hết những người nhập cư đồng ý với việc nên học tiếng Đức, nhưng các bài kiểm tra nên ở mức dễ dàng hơn.
    Hiltrud Stoecker-Zafari, người đứng đầu Hiệp hội các cặp vợ chồng hai quốc tịch, nói: “Những người có học vấn và đủ khả năng theo học các lớp học ngôn ngữ sẽ không gặp rào cản nào trong việc đáp ứng nhu cầu về ngôn ngữ nhưng điều đó không đúng với những người khác. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng: đất nước này rõ ràng là muốn gửi đi thông điệp rằng các cặp vợ chồng có thu nhập thấp không nên đến đây”.
    Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ: Những người có trình độ đại học và những doanh nhân lại được miễn kiểm tra. Một người Pháp sống ở Berlin có thể mang vợ là người Việt Nam đến Đức nhưng Guhle thì không.
    “Chúng tôi chỉ muốn sống với nhau,” Guhle, người đàn ông 43 tuổi có giọng nói nhẹ nhàng với đôi mắt màu xanh xám ấm áp nói. “Làm sao bạn có thể học tiếng Đức nếu bạn nghèo, thất học và sống trong một ngôi làng đánh cá xa xôi ở Việt Nam?”
    Chính phủ Đức nói rằng họ chỉ yêu cầu người nhập cư nắm vững trình độ ngôn ngữ cơ bản – bao gồm khả năng đàm thoại thông thường, đọc và viết những thông tin đơn giản bằng tiếng Đức.

    “Nếu người nhập cư biết giao tiếp bằng tiếng Đức, họ sẽ có động lực để hội nhập thành công vào xã hội mới sau khi họ nhận thị thực. Rất nhiều cơ sở ngoại giao Đức ở nước ngoài báo cáo với chúng tôi rằng những nạn nhân của hôn nhân cưỡng ép dùng bài kiểm tra ngôn ngữ để thoát khỏi tình cảnh trớ trêu. Họ cố tình không vượt qua bài kiểm tra để đảm bảo rằng họ sẽ không thể lấy thị thực Đức”, người phát ngôn của Bộ Nội vụ Đức lập luận.
    Không ai biết bao nhiêu cặp đôi không thể sống cùng nhau vì quy định ngôn ngữ. Theo thống kê mới nhất, khoảng 40.000 người trên khắp thế giới thực hiện bài kiểm tra ngôn ngữ do Viện Goethe tài trợ để kết hôn với người Đức trong năm 2012. Khoảng 14.000 người trong số đó trượt và không thể lấy thị thực.
    Khi Guhle đầu tiên bày tỏ ý định kết hôn và đưa bạn gái người Việt Nam sang Đức vào năm 2006, một quan chức nói với anh mà không cần giải thích rằng điều đó là không thể. Cặp vợ chồng sau đó đã tổ chức một đám cưới truyền thống với 300 khách ở làng chài Dốc Lết của An. Họ đã kết hôn tại Việt Nam vào mùa hè năm 2007 và có kế hoạch chuyển tới Đức sinh sống mà không biết rằng Đức vừa ban hành chính sách khắc nghiệt về ngôn ngữ.
    Sevim Dagdelen, một nghị sĩ Đức khẳng định: “Những lớp tiếng Đức như thế là không thể chấp nhận đối với những người không biết chữ hoặc tới từ vùng nông thôn. Mối quan hệ của nhiều cặp đôi trở nên trắc trở bởi những gánh nặng đó”.
    An không thể lấy thị thực vì không vượt qua bài kiểm tra. Cô vẫn tiếp tục học tiếng Đức, nhưng dường như nỗ lực không thể giúp người phụ nữ Việt tới đích. Thậm chí nhà chức trách Đức còn không cấp thị thực du lịch để cô gặp chồng ở Berlin.
    Michael Guhle kể: “Hồi ấy cuộc sống của tôi chỉ có làm việc và thăm vợ vào các kỳ nghỉ. Cứ mỗi sáng và mỗi tối tôi lại gọi điện cho cô ấy. An cũng không hề cảm thấy dễ chịu. Người dân trong làng bàn tán về việc tại sao anh chàng từ nước Đức giàu mạnh lại không thể tới làng và đưa cô ấy về nhà chồng”.
    Hai người đưa vụ việc của họ ra một tòa án Đức. Sau khi An chứng minh cô đã cố gắng học tiếng Đức trong hơn một năm, thẩm phán đồng ý cho cô vào Đức.
    Cô tới Berlin vào tháng 9 năm ngoái.
    Trong căn hộ ở ngoại ô Berlin, hai người nắm tay nhau và nói chuyện bằng tiếng Anh, Đức và Việt. Họ liên tục gọi nhau là “anh yêu”, “em yêu”.
    “Tôi rất nhẹ nhõm khi cuối cùng được tới Đức sống với chồng tôi”, An - một phụ nữ nhút nhát với mái tóc đen dài nói. Người phụ nữ 27 tuổi đã đăng ký một lớp học tiếng Đức nâng cao và tìm kiếm việc làm tại các nhà hàng Việt Nam ở Berlin.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gai-viet-khong-duoc-gan-chong-vikem-tieng-duc-a28571.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chủ doanh nghiệp nước ngoài (FDI)

    Chủ doanh nghiệp nước ngoài (FDI) "bỏ trốn"

    (ĐSPL) Làm ăn thua lỗ, hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng loạt "lặn không sủi tăm". Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại lúng túng trong việc xử lý những chủ doanh nghiệp bỏ trốn và chưa có chế độ hỗ trợ người lao động. Rơi vào trường hợp này, người lao động bị “thả nổi”, chỉ còn biết cách kêu trời.