+Aa-
    Zalo

    Financial Times: Doanh nghiệp châu Âu thiệt hại nặng vì lệnh trừng phạt Nga

    (ĐS&PL) - Các doanh nghiệp châu Âu được cho là đã phải chịu thiệt hại ít nhất 100 tỷ euro (110 tỷ USD) do lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

    Ngày 7/8, tờ Financial Times dẫn báo cáo khảo sát kết quả kinh doanh thường niên của 600 doanh nghiệp châu Âu cho thấy, 176 doanh nghiệp kinh doanh tại Nga đã ghi nhận sự giảm giá trị tài sản, phải đóng cửa hoặc giảm quy mô hoạt động.

    Theo ước tính, các doanh nghiệp châu Âu ở Nga thiệt hại trực tiếp ít nhất 100 tỷ euro (110 ỷ USD) do tác động từ những lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow. Tuy nhiên, tờ báo trên cũng lưu ý rằng con số này chưa bao gồm thiệt hại gián tiếp do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine như giá nhiên liệu, hàng hóa tăng.

    financial times doanh nghiep chau au thiet hai nang vi lenh trung phat nga
    Doanh nghiệp châu Âu thiệt hại nặng vì lệnh trừng phạt Nga. Ảnh: Getty Images

    Cụ thể, các lệnh trừng phạt Nga đã ảnh hưởng đến khu vực dầu khí của phương Tây. Ba công ty lớn trong ngành này đã chịu khoản lỗ tổng cộng hơn 43 tỷ USD. Doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiệt hại trực tiếp 16 tỷ USD, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thiệt hại 15 tỷ USD.

    Ngoài ra, các công ty tài chính bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm và công ty đầu tư đã ghi nhận hơn 19 tỷ USD tiền khấu trừ và các khoản phí khác. Các nhà sản xuất ô tô và tổ chức tài chính từ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng ghi nhận những khoản lỗ lớn.

    Những tổn thất mà các doanh nghiệp châu Âu phải chịu do các lệnh trừng phạt chống Nga được cho là đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của họ trên nền kinh tế toàn cầu và làm suy yếu thêm hệ thống kinh tế vốn đã khó khăn do lạm phát của các quốc gia.

    Tờ Financial Times cũng trích dẫn dữ liệu từ Trường Kinh tế Kiev cho thấy hơn 50% trong số 1.871 thực thể thuộc sở hữu của châu Âu vẫn hoạt động ở Nga ngay cả khi xung đột đang diễn ra. Trong số đó có cả những tập đoàn lớn như UniCredit của Italy, Raiffeisen của Áo, Nestle của Thụy Sĩ và Unilever của Anh.

    Quan chức Ukraine cảnh báo tình trạng thiếu hụt vũ khí nghiêm trọng

    Theo các nhà phân tích của Đại học Yale, sau khi chiến dịch quân sự ở Ukraine bắt đầu, hơn 1.000 công ty phương Tây đã rời bỏ thị trường Nga do chịu áp lực bởi các biện pháp trừng phạt. Kết quả là Nga buộc phải chuyển hướng sang các đối tác ngoài phương Tây, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.

    Thống kê chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đã thành công lấp đầy khoảng trống mà các thương hiệu phương Tây để lại tại thị trường Nga. Bắc Kinh cũng đã vượt qua EU để trở thành nhà nhập khẩu nông sản hàng đầu của Moscow.

    Theo hãng tin RT, thương mại Nga –Trung Quốc đã đạt 185 tỷ USD vào năm 2022 (tăng 1/3 lần so với năm 2021). Điều này cũng giúp Moscow dẫn đầu trong số 20 đối tác lớn nhất của Bắc Kinh về tăng trưởng thương mại. Các quan chức của cả hai quốc gia dự đoán họ sẽ sớm đạt được mục tiêu kim ngạch 200 tỷ USD đã đề ra trong năm 2024.

    Phương Uyên(Theo RT và Sputnik)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/financial-times-doanh-nghiep-chau-au-thiet-hai-nang-vi-lenh-trung-phat-nga-a585810.html
    Nga chuẩn bị phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng

    Nga chuẩn bị phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng

    Dự kiến ngày 11/8 (giờ địa phương), Nga sẽ phóng tên lửa đẩy Soyuz-2.1b mang theo Trạm tự động Luna-25, qua đó sẽ thực hiện sứ mệnh đầu tiên trong lịch sử nước Nga hiện đại tới Mặt Trăng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nga chuẩn bị phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng

    Nga chuẩn bị phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng

    Dự kiến ngày 11/8 (giờ địa phương), Nga sẽ phóng tên lửa đẩy Soyuz-2.1b mang theo Trạm tự động Luna-25, qua đó sẽ thực hiện sứ mệnh đầu tiên trong lịch sử nước Nga hiện đại tới Mặt Trăng.