+Aa-
    Zalo

    EVNFinance lợi nhuận sụt giảm năm 2023 và các giao dịch với CTCP Quản lý quỹ Amber, Amya Holdings

    (ĐS&PL) - Theo báo cáo tài chính quý IV/2023, hiện CTCP Quản lý quỹ Amber đang có số dư tiền gửi tại EVNFinance là 271,4 tỷ đồng. Đồng thời, EVNFinance đang cho Amya Holdings vay 235,4 tỷ đồng.

    Công ty cổ phần Tài chính Điện lực (EVNFinance, mã chứng khoán: EVF) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với thu nhập lãi thuần trong quý đạt 304,7 tỷ đồng, tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong quý ghi nhận tăng trưởng âm với khoản lỗ 34,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 800 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối, chứng khoán đầu tư cũng không thuận lợi khi lỗ lần lượt 17,4 tỷ đồng và 10,2 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chi phí hoạt động tăng vọt lên 82,3 tỷ đồng; gần 11 lần so với cùng kỳ. Sau cùng, EVNFinance báo lãi sau thuế quý IV/2023 ở mức 53,1 tỷ đồng, giảm 57%.

    Lũy kế cả năm 2023, doanh nghiệp báo lãi sau thuế 328,3 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với năm 2022. Trong đó, thu nhập lãi thuần cả năm là 709 tỷ đồng, giảm 23%. “Điểm sáng” là hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư báo lãi 316 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ bị lỗ 78 tỷ đồng.

    Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của EVNFinane ở mức 49.221 tỷ đồng, tăng 16,6% so với số đầu năm. Cho vay khách hàng là 33.553 tỷ đồng, tăng 38,7%. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, EVNFinance chủ yếu cho vay các tổ chức kinh tế (31.681 tỷ đồng), bao gồm các công ty TNHH (19.123 tỷ đồng), công ty cổ phần (9.187 tỷ đồng), công ty TNHH Nhà nước (3.177 tỷ đồng) và còn lại là các công ty cổ phần Nhà nước.

    evnfinance va cac giao dich voi ctcp quan ly quy amber amya holdings
    Ảnh minh họa.

    Về cơ cấu ngành nghề cho vay, tính đến cuối năm 2023, EVNFinance đang cho vay nhiều nhất ba lĩnh vực là “sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí” (6.293 tỷ đồng), lĩnh vực xây dựng (5.527 tỷ đồng) và “bán buôn, bán lẻ, sữa chữa mô tô, xe máy và xe có động cơ khác” (6.806 tỷ đồng)

    Về chất lượng nợ cho vay, nợ có khả năng mất vốn của EVNFinance tính đến cuối năm 2023 là 194,7 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với đầu năm. Nợ có khả năng mất vốn tăng song nợ nghi ngờ và nợ dưới tiêu chuẩn đều giảm, lần lượt ghi nhận ở mức 167,4 tỷ đồng và 73 tỷ đồng. Nợ xấu qua đó giảm 20%, xuống còn 435 tỷ đồng.

    EVNFinance thành lập năm 2008 với chức năng là đơn vị thu xếp vốn cho EVN và các đơn vị thành viên. Năm 2018, theo quy định của Chính phủ, EVN đã thoái vốn tại EVNFinance.

    Hiện Chủ tịch HĐQT EVNFinance là ông Phạm Trung Kiên. Vị trí Tổng giám đốc do ông Mai Danh Hiền đảm nhiệm. Nên biết, một thành viên HĐQT của EVNFinance là ông Lê Mạnh Linh từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo tại CTCP Amber Capital, CTCP Bánh kẹo Hải Hà. Một thành viên HĐQT khác là ông Nguyễn Trung Thành cũng đồng thời là thành viên HĐQT tại CTCP Amyo Holdings.

    XEM THÊM: Những ai đã mua hơn 226 triệu cổ phiếu “ế” của EVN Finance?

    Đáng chú ý, theo báo cáo tài chính quý IV/2023, hiện CTCP Quản lý quỹ Amber đang có số dư tiền gửi tại EVNFinance là 271,4 tỷ đồng. Đồng thời, EVNFinance đang cho Amya Holdings vay 235,4 tỷ đồng.

    Ở một diễn biến khác, vào tháng 12 vừa qua, EVNFinance đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên hơn 7.042 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 và chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động ESOP, theo đó, vốn điều lệ của EVNFinance đã tăng 100% so với đầu năm 2023.

    Hiếu Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/evnfinance-loi-nhuan-sut-giam-nam-2023-va-cac-giao-dich-voi-ctcp-quan-ly-quy-amber-amya-holdings-a611021.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan