Reuters dẫn thông các nguồn tin đáng tin cậy cho hay, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã đề xuất tăng mức trần tài chính đối với Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF) thêm 3,5 tỷ euro (3,85 tỷ USD). Tuy nhiên, đề xuất này vẫn cần có sự chấp thuận từ chính phủ các quốc gia thành viên EU.
Được biết, EPF được EU thành lập vào năm 2021 với ngân sách 5 tỷ euro để hỗ trợ các nước đang phát triển mua thiết bị quân, hoàn toàn tách biệt với quỹ ngân sách của liên minh và dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2027.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 12 năm ngoái, tất cả 27 thành viên của EU đã thống nhất sử dụng EPF để viện trợ vũ khí và đạn dược cho Kiev. Vì vậy, ngân sách của quỹ tại thời điểm đó đã dần cạn kiệt buộc EU lần đầu tiên phải nâng mức trần tài chính lên với định mức 2 tỷ euro.
Tính đến nay quỹ đã phân bổ khoảng 4,6 tỷ euro viện trợ quân sự cho Ukraine. Vào giai đoạn đầu của xung đột Nga - Ukraine các nước thành viên EU cũng đã thống nhất rằng trong trường hợp cần thiết mức tăng như ông Borrell mới đề xuất có thể được cho là hợp lý.
Ông Borrell là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất của Ukraine trong EU, nhiều lần vận động hành lang để có thêm hỗ trợ quân sự và nhấn mạnh rằng viện trợ của phương Tây sẽ quyết định số phận của đất nước.
Tại một sự kiện ở Italy hồi đầu tháng 5, ông lập luận rằng: "Nếu chúng tôi không ủng hộ Ukraine, Ukraine sẽ sụp đổ trong vài ngày tới. Vì vậy, tôi chúng tôi không có lựa chọn nào khác".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto hôm 17/8 cho biết nước này sẽ không bật đèn xanh đối với viện trợ của EU cho Ukraine trừ khi Kiev từ bỏ thái độ ngày càng thù địch đối với Budapest.
Nga từng nhiều lần cảnh báo rằng việc phương Tây tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc giao tranh đồng thời cho rằng việc chia sẻ vũ khí, thông tin tình báo và huấn luyện binh lính cho Kiev đã khiến những nước này trở thành một bên trong cuộc xung đột.
Phương Uyên (Theo RT và Reuters)