+Aa-
    Zalo

    Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sắp khai thác thương mại, lương lao động vận hành là bao nhiêu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bảng lương được Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội xây dựng theo 3 mức tùy vào trình độ, kinh nghiệm công tác.

    Bảng lương đối với lao động vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội xây dựng theo 3 mức tùy vào trình độ, kinh nghiệm công tác là 13 triệu đồng/tháng, 15 triệu đồng/tháng và cao nhất là 17 triệu đồng/tháng.

    Dự kiến, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào khai thác thương mại trong quý I/2020. Ảnh: Lao Động

    Sau nhiều lần gia hạn vận hành, khai thác thương mại, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông vừa qua, Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã đặt mục tiêu cam kết sẽ đưa vào vận hành, khai thác tuyến này trong quý I/2021.

    Hiện tại, dự án đang được tiến hành chạy thử 20 ngày để đánh giá an toàn, chuẩn bị mọi công đoạn cuối cùng để đưa vào khai thác thương mại.

    Trong 20 ngày chạy thử, mỗi ngày có 287 lượt tàu chạy với tần suất từ 6 đến 7 phút/chuyến, giờ cao điểm có thể từ 2 đến 3 phút/chuyến, vận hành liên tục từ 5 giờ đến 23 giờ hằng ngày. Tại mỗi nhà ga, tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để đón, trả khách như khi chạy thương mại.

    Bên cạnh việc chạy thử đánh giá an toàn, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cũng đã xây dựng bảng lương đối với lao động vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đã được UBND TP.Hà Nội thông qua.

    Tổng số lao động vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 681 người và 112 chức danh.

    Theo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, do lái tàu Cát Linh - Hà Đông là lao động đặc thù nhất, vì vậy bảng lương xây dựng theo 3 mức tùy vào trình độ, kinh nghiệm công tác là 13 triệu đồng/tháng, 15 triệu đồng/tháng và cao nhất là 17 triệu đồng/tháng.

    Lao động vừa vào làm việc cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ không được xếp ngay mức lương cao, muốn tăng lương thì phải trải qua một thời gian làm việc nhất định và có những đóng góp tích cực trong công việc.

    Về nguồn lao động, dự án có một số lao động đã từng làm việc tại Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, lao động là giáo viên đào tạo về đường sắt và tùy chức danh công việc để thực hiện tuyển dụng lao động phù hợp, theo các yêu cầu cụ thể về độ tuổi, bằng cấp, ngành nghề, kinh nghiệm...

    Việc tuyển dụng lao động vận hành dự án có bảng mô tả cụ thể, tiêu chuẩn về đầu vào đầu ra ứng với từng chức danh.

    TP.Hà Nội cũng đã sẵn sàng các kịch bản kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông với hệ thống xe buýt khi tuyến đường sắt đi vào khai thác thương mại cũng như việc phát triển thẻ vé điện tử tích hợp với thẻ vé của các hệ thống đường sắt đô thị với hệ thống xe buýt thường, xe buýt nhanh, bảo đảm tiện lợi nhất cho hành khách.

    Về giá vé sẽ được chia thành nhiều khung giá khác nhau. Giá vé tháng có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày mua với 2 mức là 100.000 đồng/tháng (nhóm hành khách thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định của thành phố) và 200.000 đồng/tháng (nhóm hành khách thông thường).

    Vé ngày (30.000 đồng/vé, loại vé này không hạn chế số lần sử dụng dịch vụ trong một ngày); vé lượt tính theo chặng sử dụng, dao động từ 8.000-15.000 đồng/lượt tùy theo chặng. 

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/duong-sat-cat-linh---ha-dong-sap-khai-thac-thuong-mai-luong-lao-dong-van-hanh-la-bao-nhieu-a350502.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan