+Aa-
    Zalo

    Đường lập nghiệp của tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới điều hành đế chế DELL

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Năm 2018, ông chủ hãng máy tính nổi tiếng đứng thứ 39 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes công bố với khối tài sản trị giá 22,7 tỷ USD.

    Năm 2018, ông chủ hãng máy tính nổi tiếng đứng thứ 39 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes công bố với khối tài sản trị giá 22,7 tỷ USD.

    Gia nhập hội tỷ phú cách đây 30 năm khi đưa công ty lên sàn thành công vào 1988, thời điểm đó, khi ở tuổi 23, Michael Dell (Mỹ) đã tạo nên một đế chế mới trên thị trường máy tính. Bốn năm sau, ông trở thành người trẻ nhất lãnh đạo một công ty nằm trong Fortune 500.

    Ngay từ nhỏ, Dell đã rất say mê những thứ liên quan đến thiết bị. Người đàn ông sinh năm 1965 từng rửa chén ở một nhà hàng từ năm 12 tuổi. Tại đây, ông nhanh chóng được cất nhấc lên làm trưởng nhóm phục vụ.

    Năm 15 tuổi, Dell mua một trong những chiếc máy tính Apple đầu tiên, tháo ra và thử ráp lại xem có được hay không, thỏa mãn trí tò mò và đầu óc đam mê khám phá.

    Tỷ phú Michael Dell. Ảnh: The New York Times

    Dù chỉ hứng thú với máy tính, tuy nhiên, năm 1983 ông vẫn đăng ký vào ngành dược tại Đại học Texas. Ngoài thời gian học, lúc rảnh rỗi Dell thường nâng cấp máy tính và bán chúng từ căn phòng tập thể, kiếm ngay 180.000 USD trong tháng đầu.

    Ở tuổi 19, sau khi thuyết phục bố mẹ cho phép bỏ học để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh, Dell ra mắt công ty năm 1984 với tên PC's Limited, nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ với doanh thu trên 6 triệu USD trong năm đầu.

    Năm 1987, ông đổi tên thành Dell, doanh thu tiếp tục tăng chóng mặt và lên sàn một năm sau đó với giá trị huy động đạt 30 triệu USD.

    Năm 1996, Dell bắt đầu cho bán máy tính trên web và cho ra mắt máy chủ đầu tiên, thu về một triệu USD doanh số chỉ trong một ngày thông qua trang dell.com.

    Quý đầu của năm 2001, Dell chiếm 12,8% thị phần, vượt Compaq để trở thành thương hiệu PC lớn nhất thế giới.

    Nhiều năm trở lại đây, nhiều người cho rằng Dell lỡ kế hoạch di động hóa những sản phẩm của họ và mất một thị phần khá lớn. Tuy nhiên, ít ai biết dưới sự lãnh đạo của Michael Dell, công ty này đang âm thầm tạo ra bước chuyển mình khá lớn.

    Năm 2013, Dell đạt doanh thu 60 tỷ USD. Trong đó,  1/3 đến từ các mảng kinh doanh như an ninh mạng, mạng dữ liệu, các dịch vụ về dữ liệu và điện toán đám mây. Mục đích của bước chuyển mình kể trên của Dell là trở thành người dẫn đầu về các giải pháp công nghệ thông tin.

    “Đôi khi vận may đến bất ngờ và bạn cần phải đưa ra quyết định một cách nhanh chóng” – Tỷ phú này cho biết.

    Cụ thể, ví dụ điển hình là khi Dell mua công ty EqualLogic với giá 1,7 tỷ USD vào năm 2007. Dell gần như hoàn thành những thủ tục sáp nhập trước đó và phải quyết định một cách nhanh chóng, một ngày trước khi công ty này hoàn thành thủ tục IPO.

    Năm 2018, ông chủ hãng máy tính nổi tiếng đứng thứ 39 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới do Forbes công bố. Ảnh: Telegraph

    Tại thời điểm đó, bản thân Michael Dell có nhiều lựa chọn, hoặc là tự xây dựng công nghệ, sát nhập với đối tác hiện có hoặc là mua công ty EqualLogic. Ông cần nhiều thông tin để giải quyết sự lựa chọn đó, nhưng lại không có nhiều thời gian. Sau đó, ông quyết định lấy ý kiến từ những kỹ sư trong chính công ty. Dù là những nhân viên bậc trung, nhưng họ là những người ưu tú nhất trong lĩnh vực này.

    Ông Michael Dell đặt ra câu hỏi: “Giả sử chúng ta có 1 triệu USD và có thể đầu tư món tiền đó vào sản phẩm này hoặc sản phẩm kia. Lời lãi không thể biết trước, có thể chúng ta mất hết hoặc kiếm lại 10 triệu USD, vậy chúng ta nên làm gì?”. Phần lớn nhân viên nói sẽ đầu tư vào EqualLogic, chỉ có một người chưa có câu trả lời. Sau đó, ông đã thực sự biết mình cần phải làm gì.

    Sau khi sự kiện Dell rút khỏi thị trường chứng khoán, ít ai biết mục đích duy nhất khi Michael Dell đưa ra quyết định này là bỏ qua mối lợi nhuận trước mắt và tìm ra đường hướng lâu dài cho công ty.

    “Nếu là một công ty tư nhân, bạn có thể dành nhiều tiền hơn để đầu tư vào đội ngũ nhân lực. Khi là công ty đại chúng, có rất nhiều mối lo khác đến từ những thành quả trong ngắn hạn như doanh thu, lợi nhuận. Ngoài ra, bạn còn phải chịu sự thúc ép của các cổ đông về cổ tức… Như vậy, bạn sẽ không thể dành nhiều thời gian để lo cho những hướng đi lâu dài và chú tâm vào phát triển đội ngũ nhân lực” - Michael Dell đưa ra nhận định.

    Nhờ những thay đổi mà Dell đứng vững trước những thay đổi của thị trường máy tính suốt vài thập kỷ qua. Đến tháng 12/2015, công ty thông báo mua lại tập đoàn phần mềm và lưu trữ EMC, trở thành thương vụ giá trị cao nhất ngành công nghệ với 67 tỷ USD.

    Vũ Đậu (T/h) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/duong-lap-nghiep-cua-ty-phu-tu-than-tre-nhat-the-gioi-dieu-hanh-de-che-dell-a224429.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan