Để gia nhập "câu lạc bộ" tỷ phú thế giới, Carl Icahn đã dùng chiêu thức “đi ngược số đông” ngay từ ngày đầu khởi nghiệp.
Nhà đầu tư nổi tiếng Carl Icahn (81 tuổi) hiện sở hữu tài sản ròng khoảng 24 tỷ USD đã thể hiện điều đó từ những ngày đầu khởi nghiệp.
Trong cuốn sách "Tiền bạc: Cách làm chủ cuộc chơi" của tác giả Tony Robbins, Icahn đã chia sẻ về khát vọng lớn của mình và cách ông tạo ra, chứ không chỉ tìm kiếm những cơ hội.
Business Insider cho biết Icahn lớn lên tại khu Far Rockaway (New York, Mỹ) trong gia đình có mẹ là giáo viên còn cha là người chỉ đạo dàn đồng ca tại một giáo đường Do Thái ở địa phương.
"Khi tôi đăng ký vào đại học, các giáo viên nói với tôi rằng: “Đừng nộp đơn vào Ivy League. Họ không nhận sinh viên khu vực này đâu”. Nhưng tôi mặc kệ và dồn sức để vào được đó. Và tôi đã chọn Princeton", Icarl chia sẻ trong cuốn sách.
Tỷ phú của Carl Icahn. Ảnh: Bloomberg |
Ivy League là tên gọi chung cho 8 trường đại học danh tiếng tại Mỹ - Brown, Columbia, Cornell, Dartmouth, Harvard, Pennsylvania, Princeton và Yale. Icahn được cha trả cho tiền học phí (750 USD vào những năm 1950), nhưng lại không có tiền ăn và ở. Ông phải tìm việc làm thêm trong quán bar trên bãi biển gần nhà. Sau này, ông thường xuyên nhập hội chơi bài poker với các ông chủ khu nghỉ dưỡng.
"Ban đầu, tôi thậm chí chẳng biết chơi thế nào và bị họ vét sạch túi. Vì vậy, trong hai tuần, tôi đã đọc 3 cuốn sách về poker. Nhờ đó, tôi chơi tốt gấp 10 lần so với tất cả bọn họ. Với tôi, đây là một trò chơi với khoản lời béo bở. Mỗi mùa hè, tôi thắng được khoảng 2.000 USD", ông nói.
Sau khi trả đủ các khoản phí để theo học tại Princeton bằng tiền thắng bài và gia nhập quân đội một thời gian ngắn, Icahn tham gia vào Phố Wall. Ông vay tiền để mua một chỗ trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và buôn chứng khoán, với một chiến lược khá an toàn nhằm hưởng chênh lệch giá. Ông bắt đầu “kiếm được nhiều tiền, khoảng 1,5 - 2 triệu USD một năm.
Số tiền này đã giúp ông mở một công ty riêng, hiện có tên Icahn Enterprises, và mua cổ phiếu những doanh nghiệp bị đánh giá thấp. Ông nói mình sẽ tìm đến công ty nào hoạt động không tốt và tuyên bố: “Tôi sẽ chiếm công ty của các anh trừ khi các anh thay đổi, hoặc ban lãnh đạo phải làm thế này thế kia”. Thường thì ban lãnh đạo chấp thuận, nhưng đôi khi họ cũng chống trả và kiện ông ra tòa.
“Hiếm ai có được sự bền bỉ như tôi”, Icahn nói với Robbins, “Tôi là người rất ganh đua. Bản tính của tôi là dù làm gì, tôi cũng sẽ cố gắng trở thành người giỏi nhất”.
Toàn bộ giá trị tài sản khổng lồ của mình, Carl Icahn đều tạo ra từ kinh doanh chứng khoán và mua bán cổ phần các công ty. Ông đã tự nhận mình là một chuyên gia “đào mỏ” ở phố Wall để làm giàu.
Carl Icahn thành lập nhiều quỹ đầu tư chứng khoán và đầu tư với một danh mục rất phong phú. Với tổng giá trị hơn 24 tỷ USD, các quỹ đầu tư do Carl Icahn chi phối đã đầu tư vào gần 60 công ty khác nhau.
Cái tên Carl Icahn là “khách quen” của các bảng xếp hạng tỷ phú trên Forbes. Ảnh: New York Times. |
Với cổ phần chi phối, Carl Icahn là chủ tịch hội đồng quản trị của nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ như tập đoàn viễn thông XO Communications, Blockbuster, American Railcar. Carl Icahn đầu tư vào nhiều ngành quan trọng khác như năng lượng, truyền thông, dược phẩm.
Carl Icahn nổi tiếng với sự lạnh lùng và tham vọng kiếm tiền bằng mọi giá với toàn bộ khối tài sản khổng lồ được tạo ra trên sàn chứng khoán. Nhưng thiên tài cũng phải có lúc mắc sai lầm.
Vào mùa hè năm 2014, khi tỷ phú Carl Icahn mua vào cổ phiếu của công ty cho thuê xe Hertz Global Holdings Inc, ông nói cổ phiếu Hertz đang bị định giá thấp. Nhưng kể từ đó đến nay, giá cổ phiếu này đã giảm gần 90%.
Theo tính toán của Bloomberg, 29,3 triệu cổ phiếu mà tỷ phú Carl nắm giữ hiện có giá khoảng 375 triệu USD. Giảm từ mức 1,3 tỷ USD vào năm 2014, khi mà ông chỉ mới nắm giữ 14,65 triệu cổ phiếu. Giá trị lô cổ phiếu mới mà ông mua hồi tháng 11 đến năm 2017 đã giảm 179 triệu USD chỉ trong 6 tháng.
Đà lao dốc cực mạnh này đã đẩy tỷ phú Carl đến 2 lựa chọn khó khăn: bán ra và chấp nhận lỗ nặng hoặc cố chờ đợi đến khi thoát đáy - thậm chí mua thêm cổ phiếu ở mức giá thấp và hy vọng CEO Kathryn Marinello có thể ra tay cứu Hertz thoát khỏi cơn hoạn nạn. CEO Hertz cho biết cô đang cố gắng nâng cấp dàn xe sedan - một nhiệm vụ đắt đỏ trong thời gian công ty đang gặp khó khăn.
Joel Levington - chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence nhận định: "Ông ấy có thể mua thêm cổ phiếu nếu cảm thấy nó đang dần ổn định hoặc có dấu hiệu chuyển hướng rõ ràng. Thị trường đã hy vọng vào một kế hoạch đáng tin cậy nhưng giới lãnh đạo công ty lại không tiết lộ bất cứ điều gì. Nhà đầu tư không thích sự bí ẩn".
Hôm 7/11/2017, ngay sau khi công bố kết quả doanh thu và lợi nhuận quý III/2016 không đạt kỳ vọng, cổ phiếu của Hertz đã sụt giảm gần 31% trong những giờ giao dịch sau khi thị trường đã đóng cửa. Bên cạnh đó, lợi nhuận năm 2017 của công ty này cũng bị cắt giảm đáng kể.
Vũ Đậu (T/h)