Nâng mũi đang là giải pháp cải thiện những khuyết điểm về dáng mũi một cách nhanh chóng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, làm sao để nâng mũi không gây ra biến chứng không phải là điều ai cũng biết. Lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đỗ Quang Khải, người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm về làm đẹp và là top 5 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giỏi nhất Sài Gòn để có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn.
Như thế nào là một dáng mũi đạt chuẩn sau khi nâng?
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu những tiêu chuẩn nhất định cần đạt được sau khi nâng mũi là như thế nào đã nhé!
Mũi sau khi phẫu thuật đi vào ổn định cần hài hòa với cấu trúc của gương mặt; sóng mũi cao, thẳng, có độ dốc tự nhiên; mũi không bị co kéo ở hai góc mắt; không bị tấy đỏ, bóng lộ chất liệu; mũi không bị lệch, vẹo, không bị hếch hay khoằm; đầu mũi thon, dài; lỗ mũi hai bên cần đều nhau và chân mũi phải thẳng.
Đạt được những tiêu chí đó là xem như bạn đã có một chiếc mũi đẹp tự nhiên sau phẫu thuật rồi. Ngược lại, bạn sẽ gặp những biến chứng sau đây khi nâng mũi.
Những biến chứng thường gặp khi nâng mũi
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp phải sau khi nâng mũi là mũi bị hoại tử, nhiễm trùng. Ngoài ra những biến chứng khác có thể thường gặp gồm: mũi bị bóng đỏ lộ sóng gây mất thẩm mỹ, mũi bị tụt sóng, mũi bị lệch. Cụ thể bạn tìm hiểu:
- Mũi bị hoại tử: biểu hiện đầu tiên của mũi bị hoại tử là sưng viêm, mưng mủ và đau nhức. Nếu những triệu chứng ban đầu này không được xử lý an toàn sẽ dẫn đến bị hoại tử. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này thường do bị nhiễm trùng, mũi không được bảo vệ đúng cách hoặc do làm sai quy trình.
Để khắc phục tình trạng này, thường các bác sĩ sẽ nạo bỏ phần mô mũi. Tuy nhiên, chúng cũng để lại những tổn thương khá nặng nề.
- Mũi bị bóng đỏ lộ sóng: biến chứng này là phổ biến nhất. Nguyên nhân của tình trạng này là do sử dụng sun cứng để nâng, vùng da đầu mũi quá mỏng hoặc do nâng mũi quá cao.
- Mũi bị tụt sóng: tình trạng này xảy ra do sóng sụn khi nâng không được cố định khiến sụn bị tụt sau một thời gian. Bạn có thể bị thủng da đầu mũi khi gặp phải biến chứng này. Vì vậy, cần đến bác sĩ chuyên khoa ngay nếu thấy mũi có dấu hiệu sóng tụt thấp hơn vị trí ban đầu.
- Mũi bị lệch vẹo: trong quá trình chăm sóc sau khi phẫu thuật nếu không cẩn thận bạn có thể làm cho mũi của mình bị lệch hay có thể trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã đặt sai vị trí của sóng sụn hoặc do vách ngăn mũi bị mất đi chức năng chống đỡ.
Làm sao để nâng mũi không bị biến chứng?
Theo bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đỗ Quang Khải: “một ca nâng mũi có thành công hay không nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan”. Trong đó:
- Do lựa chọn cơ sở thực hiện: Đây là vấn đề được khuyến cáo rất rất nhiều lần nhưng tai nạn vẫn hay xảy ra. Ở những cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép hoạt động, không đảm bảo trang thiết bị y tế thường sử dụng những chất liệu kém chất lượng để dùng trong phẫu thuật. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những trường hợp đáng tiếc sau khi nâng mũi xảy ra. Vì vậy, nếu có như cầu bạn hãy lựa chọn những trung tâm được đánh giá uy tín. Dù chúng có giá đắt hơn một chút đi chăng nữa.
- Tay nghề của bác sĩ: với một ca nâng mũi chỉ cần bác sĩ tiêm hoặc đặt chất liệu sai vị trí thôi cũng đủ khiến bạn phải lãnh hậu quả. Điều này xảy ra ở những người có tay nghề yếu, chưa có đủ kinh nghiệm trong nghề.
- Do quá trình chăm sóc sau phẫu thuật: Nếu mọi thứ ban đầu thuận lợi nhưng nếu bạn không biết cách chăm sóc vết thương thì nguy hiểm vẫn còn tìm đến bạn. Sau đây là một vài lời khuyên dành cho bạn sau khi nâng mũi: không được nằm nghiêng trong thời gian đầu; không được rửa mặt làm ướt vết thương khi vết thương chưa ổn định; không đeo kính làm lệch vị trí mũi; không va chạm mạnh vào vết thương; không ăn các thức ăn gây dị ứng, thâm, sẹo như rau muống, thịt bò, hải sản, xôi nếp....và nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin A.
Một vài những chia sẻ trên đây được Trung tâm thẩm mỹ Klain Beauty ghi nhận lại hy vọng sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho bạn trước khi quyết định nâng mũi làm đẹp nhé!
Liên Nga