+Aa-
    Zalo

    Đưa vợ đi đẻ, chồng xót xa nắm chặt tay vợ "Anh không cho em đẻ nữa"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Kể lại câu chuyện cảm động trong ngày đi đẻ, bà mẹ 9X khiến nhiều người cảm động vì thời khắc ông chồng trông thấy vợ đẻ mà đau xót thốt lên “anh không cho em đẻ nữa đâu"

    Thuật lại câu chuyện cảm động của mình trong ngày đi đẻ, bà mẹ trẻ 9X khiến nhiều người cảm động vì thời khắc ông chồng trông thấy vợ đẻ mà đau xót thốt lên “anh không cho em đẻ nữa đâu”.

    Câu chuyện được chính bà mẹ trẻ đăng tải trên trang cá nhân. Theo đó, bà mẹ trẻ này là chị Trần Lan, sống tại Nha Trang. Chị và chồng kết hôn được 4 năm nay. Theo chị Lan, đây không phải lần vượt cạn đầu tiên của chị, nhưng lại là lần đi sinh để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc. Trước đó, chị đã hạ sinh cậu con trai đầu lòng, nhưng ngày sinh con đầu chồng chị bận công tác ở Sài Gòn nên không thể ở bên lúc chị chuyển dạ. Chính vì thế, lần sinh ấy dù có đau đớn đến đâu chị vẫn cố gắng vượt cạn mà không có chồng bên cạnh.

    Chỉ đến lần sinh thứ 2 này, chị Lan mới cảm nhận được tình cảm yêu thương vô bờ bến chồng dành cho mình.

    Nắm chặt tay vợ anh chồng dặn dò "Anh sẽ không bao giờ cho em đẻ nữa"

    Lần sinh thứ hai này chị sinh bé gái bằng phương pháp sinh thường tại Nha Trang. Ở lần sinh này, nagy từ phút chuyển dạ đầu tiên chồng chị Lan đã túc trực bên vợ, nắm tay động viên vợ trong những cơn đau thúc, mỗi lần chị đau là một lần anh chồng 'toát mồ hôi', nín thở đau cùng. Khi con gái được 4 ngày tuổi, vết đau sau sinh đã đỡ hơn, chị Lan mới quyết định tâm sự về lần đi sinh thứ 2 đầy cảm động này trên trang facebook cá nhân.

    Cậu con trai đầu của chị Lan yêu thương em gái nhỏ hết mực.

    "Đây là lần vượt cạn thứ 2 của em nhưng cùng với anh thì đây là lần đầu và chắc cũng là lần cuối cùng vì anh bảo: "Anh sẽ không bao giờ cho em đẻ nữa, anh đau không thể nào tả được khi nhìn thấy em đau mà không thể chịu thay em, "tập 1" mình không ở bên nhau nên anh không biết em phải mệt mỏi thế nào khi vượt cạn, không thấy được cơn đau kinh hoàng mà em phải trải qua để sinh con cho anh. Nhưng lần này cùng em đi hết chặng đường anh thực sự không biết nói từ nào ngoài thương em hết. Em giỏi lắm, đứa này nữa thôi là quá đủ rồi.

    Lời anh vừa nói vừa khóc trong phòng sinh làm em nhớ mãi. Anh luôn nắm chặt tay em mỗi lần cơn đau xuất hiện, mỗi khi bác sĩ khám anh nghe tiếng em la là anh quắn quíu hết cả người, rồi khi em quằn quại trong cơn đau để đưa con ra ngoài, anh chứng kiến tất cả anh vừa khóc vừa bảo em cố lên, anh bảo anh tưởng em xỉu lúc rặn rồi, xung quanh em toàn máu, anh sợ lắm.

    Sau khi sinh xong anh là người chăm em 24/24. Anh đi lấy từng miếng băng, từng miếng giảm đau lót vào, anh lau từng vết máu, anh mặc luôn cả quần lót cho em. Rồi anh đi hâm sữa cho con, thay tã khi con ị, con khóc anh bồng dỗ dành dù trước đó bồng con anh cũng không dám vì thấy bé nhỏ xíu anh sợ làm đau con. Em bảo em làm được, anh nghỉ ngơi đi nhưng anh bảo đây là những việc nhỏ nhặt mà anh có thể làm được.


    Trải qua tất cả, em cảm thấy mình thật hạnh phúc và quá may mắn khi được làm vợ của anh".

    Những dòng chia sẻ chân thành, mộc mạc của chị Lan sau đó không lâu đã nhận được sự quan tâm của nhiều người, những bà mẹ bỉm sữa không ngớt lời ca ngợi ông chồng, ghen tị với bà mẹ trẻ khi được chồng quan tâm, chia sẻ, động viên và yêu thương hết mực.

    Vợ chồng chị Lan.

    Bạn gái có nick name Phương Mai bình luận: "Mình đang mang bầu tháng cuối, cũng đang hoang mang lắm. Dẫu biết đẻ là đau, thế nhưng như mẹ trẻ này được chồng quan tâm như vậy thì đau đến mấy cũng ráng đẻ. Đàn ông cứ phải thế, phải biết động viên vợ, biết quan tâm vợ những lúc vợ đau đớn, có như thế phụ nữ mới có động lực phấn đấu chứ".

    "Mình phục ông này quá, ngày vợ mình đẻ mình nghĩ phụ nữ ai chẳng phải vài lần đau đẻ, có gì đâu mà phải kêu với gào. Hôm qua vợ cho đọc bài tâm sự này mới hay mình vô tâm quá..." - một ông chồng trẻ tâm sự.

    Được biết, chị Lan có dấu hiệu chuyển dạ lúc 16h chiều ngày 13/4 nhưng chỉ là những cơn đau nhẹ, vẫn sinh hoạt được bình thường. Cho đến khoảng 00h30’ thì những cơn đau trở nên dồn dập và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đến 2h sáng là con gái chị đã chào đời. Dù vậy ca sinh của chị vẫn được các bác sĩ đánh giá là nhanh hơn bình thường.

    Cách đây không lâu, dân mạng cũng từng 'cười ra nước mắt' trước câu chuyện đưa vợ đi đẻ vừa cảm động vừa hài hước của ông chồng trẻ.

    Theo đó, ông chồng này tên Bùi Quang Ngọc (sinh năm 1990) cũng đưa vợ đi đẻ, nhưng thay vì bật khóc nắm tay vợ như chồng chị Lan, thì anh Ngọc lại hồ hở vừa kể vừa miêu tả chi tiết ngày vợ đẻ khiến ai cũng bật cười.

    "Đưa vợ đi đẻ...

    Các thanh niên ạ! Có vợ sáng mắt 1, đưa vợ đi đẻ được sáng thêm 7-8 lần. Bệnh viện phát cho mỗi người một bộ đồng phục hoa kín mít từ cổ đến gót chân. Cả đội lối đuôi nhau lên phòng chờ sinh, lẫm chẫm nhìn rõ ngộ.

    Có đưa vợ đi đẻ mới biết "thế giới bà bầu" nó như thế nào. Cao, thấp, to, nhỏ, béo, gầy, xinh, xấu đủ cả, tựu chung điểm giống nhau chỉ là cái bụng tròn tròn và biết động đậy.

    Ở đây chia rõ ranh giới "team bà bầu" và "team người thân", tạm gọi là bên kia hành lang nhé.

    "Bên kia hành lang" là thế giới của các mẹ "mướp": Phòng chờ sinh, nơi mẹ "mướp" chuẩn bị tinh thần lâm trận thật vô cùng...phức tạp. Tiếng xuýt xoa, tiếng phì phò đều đều tập thở lẫn tiếng khóc kêu than, tiếng ùng ục, uỵch uỵch của cái máy nhỏ nhỏ y tá mang vào (sau mới biết là máy đo tim thai). Đủ loại sắc thái, nhưng đa phần là nhăn nhó khó khăn, khóc mếu với người nhà. Có mẹ bầu to uỵch ngồi góc phòng khoe đẻ đứa thứ 3 thì cứ cười hềnh hệch.

    Phía còn lại là bên này hành lang, nơi có sự trợ giúp từ các mẹ và người thân. Nơi này đông vô cùng và ngột ngạt.

    Ám ảnh thay, trong cái thời tiết Hà Nội xấp xỉ 39 độ C, cùng 5 chiếc máy điều hòa phả hơi nóng liên tục từ trưa vào dãy hành lang kín mít dài 30-40 m, rộng 90 cm với khoảng 50 người sấp ngửa, đứng ngồi đủ cả. Quả thật nó như một cái hầm, mùi người và mùi mồ hôi chua lòm quyện lẫn, thật "dễ thương".

    Được xông hơi bất đắc dĩ trong cái hầm nhân tạo này từ sáng, em cảm giác giảm cân nhanh chưa từng thấy, nhưng chưa vui bằng kiến thức mình được mở mang các mẹ ạ.

    Câu chuyện vừa cảm động vừa hài hước của ông chồng trẻ.

    "Mở 5 phân rồi", "làm đẻ không đau rồi", "đẻ rồi nhé, đẻ rồi".

    Từ hoang mang đến hoảng loạn là những gì em thấy. "Đẻ rồi" thì em biết, chứ "đẻ không đau" thì mới biết nó là tiếp thuốc giảm đau trong khi sinh, còn mở 5 phân tức là chỗ "ấy" của các mẹ mở để em bé chui ra. Em ướm ướm nó cỡ rộng tầm nắm tay em các bác ạ.

    Vợ em thì đau cũng được vài tiếng rồi, bác sĩ đưa vào phòng chờ sinh, kết nối với mọi người bằng điện thoại. Gọi nghe vợ hổn hển vì đau mà lòng em cũng thắt lại, đau lắm nhưng chắc thua vợ em cả trăm lần. Cả bà nội, bà ngoại túc trực từ trưa, thì em đã khuyên 2 bà về nghỉ ngơi. Còn em quyết tâm "solo" đến sáng nếu cần, luyện tập suốt mùa Euro vừa rồi nên cũng tự tin.

    Sốt ruột! Thật đó, em kiểu ngồi trên đống lửa. Ở đây họ cách ly "team người nhà" với "team chờ sinh" các bác ạ. Tách biệt luôn, không thấy gì, có cái phòng thông tin hỏi đáp gì đó thì vắng hoe, thi thoảng có y tá ló đầu ra hét: "Người nhà chị Nguyễn....Hà đâu?", giật mình phi vào thì được ký mỗi phát rồi đuổi ra, đảo vội mắt nhìn quanh thì cũng chẳng có ai để hỏi cả, chắc giao ca.

    Tầm này người nhà với bạn bè đến thăm, váy ngắn nước hoa thơm phức, khác hẳn mùi mồ hôi chua loét từ chiều. Đi thăm mà cứ sexy như catwalk ý, anh trai mặc áo 3 lỗ khoe body, chị gái váy ngắn quần đùi sát mông, dập dìu, dập dìu...lại còn "vui vẻ" cười hô hố vì vô tình gặp người quen, kiểu như tỷ năm không gặp. Em đang mệt thì chớ.

    Xéo bên trái tý là sinh theo yêu cầu. Có anh chồng nhà nọ có vẻ phấn khởi vì đươc vào lúc vợ sinh, thế mà em ở ngoài toàn nghe thấy chị vợ kêu hét ỏm tỏi, chửi kiểu phổ nhạc luôn. 20 phút sau anh chồng kia đi ra, mặt xám ngoét cười hềnh hệch: "Xong rồi các bác ạ! Nhìn rõ hãi hùng".

    Nhưng...

    Có vậy mới biết lòng cha mẹ, mang nặng đẻ đau, sinh thành dưỡng dục. Trở thành một người cha là đặc ân, mà người vợ - 1 trong 2 người phụ nữ quan trọng nhất của đời mình đem lại. Em hạnh phúc, cao cả và tự hào lắm. Thương vợ cực, nhưng em chỉ biết động viên thôi.

    Cứ bạo mồm rằng, để anh đau hộ, anh sinh giúp được thì anh sẽ làm,...nhưng thực tế thì sợ hết cả hồn, cứ mắt thấy tai nghe thì các bác sẽ hiểu".

    Những câu chuyện đưa vợ đi đẻ sẽ còn dài, còn nối tiếp dài. Phụ nữ đau đớn có thể vượt qua chỉ cần đàn ông hiểu, cảm thông và không ngừng chia sẻ.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dua-vo-di-de-chong-xot-xa-nam-chat-tay-vo-anh-khong-cho-em-de-nua-a187485.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan