+Aa-
    Zalo

    Dứa vào mùa, tuy ngon-bổ-rẻ nhưng những người sau không nên ăn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các bác sỹ cảnh báo, không phải ai ăn dứa cũng tốt… Có nhiều người không thích hợp với thứ quả được cho là giàu vitamin này.

    Các bác sỹ cảnh báo, không phải ai ăn dứa cũng tốt… Có nhiều người không thích hợp với thứ quả được cho là giàu vitamin này.

    Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dứa giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu.

    Mặc dù vậy, nếu không sử dụng một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm trong những trường hợp sau đây

    Người bị bệnh dạ dày

    Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày… Nếu ăn dứa vào lúc đói các axit hữu cơ và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột dễ gây nôn nao, khó chịu.

    Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng

    Một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men có trong dứa; sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: đau quặn bụng từng cơn, lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... nặng hơn có thể gây khó thở. Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa hay hen phế quản.

    Người thừa cân béo phì và người đái tháo đường

    Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì, còn những người đái tháo đường muốn ăn phải hỏi ý kiến bác sĩ

    Người hen phế quản, viêm mũi họng

    Quả dứa có chứa glucoside - có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn... Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết) cũng không nên ăn dứa.

    Người huyết áp cao

    Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

    Phụ nữ mang thai

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy - là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.

    Người dễ trúng độc

    Khi ăn dứa, chúng ta cần chú ý đề phòng một căn bệnh rất thường gặp đó là ngộ độc dứa. Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín… Cụ thể là, sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, người bệnh thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội; ngay sau đó bệnh nhân cảm thấy nóng bừng, nổi mẩn khắp người.

    Do vậy, khi ăn dứa phải gọt thật kỹ các mắt, các khe, tránh ăn phải chất độc do ký sinh trùng gây ra.

    Minh Minh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dua-vao-mua-tuy-ngon-bo-re-nhung-nhung-nguoi-sau-khong-nen-an-a272040.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan