+Aa-
    Zalo

    Dòng vốn tỷ USD dồn vào công nghiệp bán dẫn, “đại gia” nào sẽ hốt bạc trong tương lai?

    (ĐS&PL) - Làn sóng đầu tư vào công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam đang gia tăng, nhiều doanh nghiệp được dự báo được hưởng lợi lớn từ xu thế này.

    Các doanh nghiệp đầu nghành chip thế giới đã hiện diện đầu tư ở Việt Nam

    Ngày 19/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ăn trưa và làm việc với CEO của các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực bán dẫn. Cùng tham dự có các thành viên đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper và ông John Neuffer, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA).

    dong von ty usd don vao cong nghiep ban dan dai gia nao se hot bac trong tuong lai 3

    Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ. Ảnh: VGP/NHẬT BẮC

    Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) với Tập đoàn Cadence Design Systems về thúc đẩy năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm chip bán dẫn tại Việt Nam.

    NIC cũng ký biên bản ghi nhớ với Đại học bang Arizona về việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Ben cạnh đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam ký bản ghi nhớ với Tập đoàn Intel về phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao.

    "Đây là một bước tiến tiếp theo để triển khai các hoạt động hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ với các đối tác Việt Nam nhằm mang đến những cơ hội mở rộng thị trường và nâng cao năng lực của Việt Nam trong ngành công nghiệp này", báo Tuổi trẻ dẫn lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận xét về 3 bản ghi nhớ giữa hai bên.

    Hồi trung tuần tháng 9, Công ty Hana Micron Vina (Hàn Quốc) khánh thành nhà máy sản xuất Hana Micron Vina 2, là dự án sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

    Hana Micron Vina là doanh nghiệp sản xuất và gia công bảng vi mạch tích hợp sử dụng cho điện thoại di động và các sản phẩm điện tử thông minh khác, có tổng vốn đăng ký đầu tư gần 600 triệu USD.

    Ông Choi Chang Ho, Chủ tịch Hana Micron Vina, cho biết đến năm 2025, công ty có kế hoạch tăng tổng mức đầu tư lên trên 1 tỷ USD. Hana Micron Vina sẽ phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp chất bán dẫn mới tại Việt Nam, góp phần đa dạng các loại hình công nghệ, kỹ thuật sáng tạo mà Việt Nam đang theo đuổi.

    Một dự án khác có mức đầu tư 1,6 tỷ USD trong lĩnh vực bán dẫn đang được Công ty Amkor Technology Việt Nam (Hàn Quốc) triển khai tại Bắc Ninh dự kiến hoàn thành vào tháng 9 tới và đưa vào sản xuất thử nghiệm ngay sau đó. Đây là nhà máy lớn, hiện đại nhất của Amkor trên toàn cầu.

    Doanh nghiệp nào sẽ “hốt bạc”?

    Theo báo Vietnamnet, đánh giá những sự kiện gần đây, Dragon Capital cho rằng việc nâng cấp quan hệ chiến lược toàn diện có thể thúc đẩy việc tái thiết lập chuỗi cung ứng công nghệ cao như công nghiệp bán dẫn.

    Các chuyên gia Dragon Capital nhận định, các doanh nghiệp như FPT và Hóa chất Đức Giang là những doanh nghiệp được kỳ vọng hưởng lợi đặc biệt khi tận dụng được cơ hội trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ bán dẫn.

    dong von ty usd don vao cong nghiep ban dan dai gia nao se hot bac trong tuong lai

    FPT và Hóa chất Đức Giang được kỳ vọng hưởng lợi mạnh mẽ nhờ nhu cầu cao về chip và phốt pho vàng. Ảnh: TTXVN

    Phân tích thêm về nhận định, được biết, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang là nhà sản xuất phốt pho vàng (P4) lớn nhất cả nước – nguyên liệu chính cho sản xuất vi mạch điện tử và chất bán dẫn.

    Trong cơ cấu doanh thu, Hoá chất Đức Giang dự kiến phốt pho vàng chiếm khoảng 40%. Phần còn lại đến từ Axit photphoric thực phẩm, Axit photphoric trích ly - WPA 50%, phân bón DAP và các loại hoá chất khác.  

    Công ty hóa chất này hiện có tổng công suất sản xuất trên 60.000 tấn photpho vàng/năm. Hồi tháng 4 vừa qua, tập đoàn này thâu tóm CTCP Phốt pho 6 – đơn vị sở hữu 1 lò phốt pho vàng với công suất 9.800 tấn/năm tại tỉnh Lào Cai.

    Theo Chứng khoán DSC, thương vụ trên giúp sản lượng khai thác phốt pho vàng của doanh nghiệp tăng thêm 18% và loại bớt sự cạnh tranh trên thị trường; đồng thời củng cố lợi thế nhờ đưa quặng apatit thứ 2 vào hoạt động.

    Hoá chất Đức Giang cho biết sẽ tập trung đẩy mạnh xuất khẩu axit photphoric cấp điện tử. Đây là loại cấp cao nhất được dùng trong sản xuất vi mạch điện tử, chất bán dẫn và màn hình LCD. Công ty đã đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất có công suất 30.000 tấn/năm trong năm 2022.

    Còn về FPT, Tập đoàn này công bố hợp tác chiến lược toàn diện với LandingAI - công ty tiên phong trong lĩnh vực thị giác máy và trí tuệ nhân tạo tại Hoa Kỳ - nhằm đẩy nhanh quá trình đưa AI vào đào tạo tại hệ thống giáo dục FPT Education.

    FPT trong năm 2022 đã thành lập công ty thiết kế và sản xuất chip vi mạch FPT Semiconductor. Sản phẩm chip nguồn của công ty con này đã qua giai đoạn nghiên cứu phát triển, đến giai đoạn sản xuất hàng loạt. Tập đoàn đặt kế hoạch cung cấp 25 triệu chip trên toàn cầu vào năm 2024 và 2025.

    Đại học FPT cũng vừa công bố thành lập Khoa Vi mạch bán dẫn, nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu hụt tại Việt Nam. Khoa dự kiến đón lứa học viên, sinh viên đầu tiên vào năm 2024 với định hướng đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, thực hiện nghiên cứu cho ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

    Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đề xuất Chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi các doanh nghiệp lớn như Boeing, AT&T, Qualcomm, Intel, Ford… đầu tư vào Việt Nam; đồng thời mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn khoảng 30.000-50.000 người.

    FPT hiện là một trong các tập đoàn hàng đầu về công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam. Quy mô vốn hóa vào khoảng 125.000 tỷ đồng, thuộc Top 10 công ty có giá trị cao nhất sàn niêm yết cổ phiếu Việt Nam.

    Vân Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dong-von-ty-usd-don-vao-cong-nghiep-ban-dan-dai-gia-nao-se-hot-bac-trong-tuong-lai-a591989.html
    Sản xuất chip, chất bán dẫn giúp nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam

    Sản xuất chip, chất bán dẫn giúp nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam

    Trong bản tin phát đêm 16/11 (giờ Việt Nam), hãng tin Sputnik (Nga) nhận định khi thế giới thiếu hụt nguồn cung chip, ngành sản xuất chip - chất bán dẫn và phát triển công nghiệp vi mạch trở thành cuộc đua khốc liệt giữa các nước lớn, việc Việt Nam bắt đầu bước vào “con đường bán dẫn” và dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng chip cho thấy những chiến lược, tính toán hợp lý.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sản xuất chip, chất bán dẫn giúp nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam

    Sản xuất chip, chất bán dẫn giúp nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam

    Trong bản tin phát đêm 16/11 (giờ Việt Nam), hãng tin Sputnik (Nga) nhận định khi thế giới thiếu hụt nguồn cung chip, ngành sản xuất chip - chất bán dẫn và phát triển công nghiệp vi mạch trở thành cuộc đua khốc liệt giữa các nước lớn, việc Việt Nam bắt đầu bước vào “con đường bán dẫn” và dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng chip cho thấy những chiến lược, tính toán hợp lý.