+Aa-
    Zalo

    Đối tượng không được lái xe: Bỏ "ngực lép", thêm gù vẹo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dự thảo mới nhất về tiêu chuẩn sức khỏe với người lái xe được Bộ Y tế công bố sáng 30/12 đã bỏ quy định "ngực lép", thay vào đó là gù, vẹo, ưỡn cột sống... sẽ không được lái xe.

    (ĐSPL) - Dự thảo mới nhất về tiêu chuẩn sức khỏe với người lái xe được Bộ Y tế công bố sáng nay (30/12) đã bỏ quy định "ngực lép", thay vào đó là các quy định gù, vẹo, ưỡn cột sống... sẽ không được lái xe.
    Theo tin tức từ VOV, sáng nay (30/12), Bộ Y tế công bố dự thảo Thông tư liên tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việckhám sức khỏe của người lái xe và quy định cơ sở y tế khám sức khỏe người lái xe. Theo đó, dự thảo lần này bỏ quy định ngực lép không được lái xe.
    Dự thảo lần này quy định đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài đang học tập, làm việc, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam khi học lái xe, cấp, đổi, nâng hạng giấy phép lái xe các hạng, khám sức khỏe thi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ.


    Bộ Y tế công bố dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe. (Ảnh: VOV).

    Dự thảo quy định 3 nhóm tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe (gồm nhóm A1: xe mô tô từ 50 đến 175 phân khối, nhóm A2: xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe tải không quá 3.500 cân không kinh doanh vận tải và nhóm A2 trở lên, B2 trở lên. Người khám sức khỏe lái xe phải trải qua 7 chuyên khoa: tâm thần, thần kinh, mắt, tai mũi họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp, nội tiết, việc sử dụng thuốc và các chất hướng thần khác.
    Đặc biệt, tại Dự thảo lần này, liên bộ Y tế và Giao thông Vận tải đã bỏ quy định "ngực lép" không được lái xe. Thay vào đó là quy định: gù, vẹo hoặc quá ưỡn cột sống; cứng, dính cột sống bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng tới chức năng vận động sẽ không được lái xe hạng A2 trở lên và B2 trở lên, gồm xe mô tô lớn hơn 175 cm3, xe tải, container và ô tô kinh doanh thương mại…
    Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết trênVnExpress: "Hiện nay, việc khám sức khỏe chưa đầy đủ, lẫn lộn với bán giấy khám sức khỏe giả rất nhiều. Vì thế, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm việc này. Đây là quyền lợi, người dân nên đòi hỏi thầy thuốc khám đúng chất lượng và quy trình chuyên môn. Bộ cũng chỉ đạo và yêu cầu kiểm tra sát sao việc cấp giấy chứng nhận sức khỏe".
    Năm 2008, Bộ Tư pháp từng “tuýt còi” Quyết định 33 về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới và Quyết định 34/2008 về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật điều khiển môtô, xe ba bánh. Cả hai quyết định này đều của Bộ Y tế ban hành.
    Bộ Tư pháp cho rằng, việc đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn (83 tiêu chuẩn), đặc biệt có những tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, vòng ngực và một số tiêu chuẩn khác không phù hợp với thực tế đã làm hạn chế quyền hiến định của công dân trong việc sử dụng tài sản, phương tiện tham gia giao thông; tạo sự phân biệt đối xử không cần thiết với một số công dân.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doi-tuong-khong-duoc-lai-xe-bo-nguc-lep-them-gu-veo-a77021.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mua giấy khám sức khỏe: Dễ như mua rau

    Mua giấy khám sức khỏe: Dễ như mua rau

    Từ cửa hàng photocopy cho đến phòng khám tư nhân, chỉ cần bỏ ra 180 nghìn đồng thì vài chục phút sau, bất cứ ai cũng có thể được cầm một tờ giấy khám sức khỏe “đạt chuẩn” trên tay. (theo dantri)