Ngôi làng của cộng đồng người dân tộc Brâu nằm ở ngã ba biên giới, giữa 3 quốc gia Việt - Lào - Campuchia.
Nhà Rông xây dựng theo kiểu “mẹ và hai con” của người Brâu nằm ở giữa biên giới 3 nước Việt - Lào – Campuchia. |
Bao nhiêu lần chuyển làng, sống hoang dã nơi rừng sâu nước độc, cuối cùng tộc người Brâu từ vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia đã về định cư ở cửa khẩu Bờ Y tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, cách TP Kon Tum gần 100 km. Nơi ngã ba của ba đất nước, cũng là nơi ghi dấu nhiều câu chuyện cảm động của người “Cam” trên đất Việt.
Làng “ba nước”
Năm 1976, hàng nghìn người dân thuộc tỉnh Ratanakiri (Campuchia) sang khu vực biên giới Kon
Sẽ phát triển làng thành loại hình du lịch cộng đồngMột trong những nét độc đáo trong ngôi làng của tộc người Brâu là ngôi nhà Rông. Theo đó, ở giữa là nhà Rông “mẹ”, hai bên nhà Rông “con”, trong đó, nhà “mẹ” là nơi cho các chức sắc làng, già làng sinh hoạt, bàn việc làng, hai nhà “con” là để các hộ trong làng sinh hoạt, dệt áo quần thổ cẩm. Ông Trần Văn Chí, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi, Kon Tum thông tin, sẽ phát triển làng người Brâu làng Đắk Mế, xã Bờ Y trở thành loại hình du lịch cộng đồng. “Nếu làng Đắk Mế trở thành một điểm du lịch tại Kon Tum, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của làng, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng nét uyển chuyển trong điệu múa Xoang của những chàng trai cô gái Brâu với trang phục thổ cẩm do chính tay họ dệt nên…”, ông Chí tin tưởng. Đã có người học đại học“Hiện nay đồng bào Brâu ở làng Đắk Mế đã có em Nàng Xô Vi (19 tuổi) hiện đang học đại học năm thứ 2 khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Huế. Ngoài ra ở thôn này còn có bốn em khác cũng vừa tốt nghiệp hệ cao đẳng. Các gia đình người Brâu hiện nay cũng ít bắt các em bỏ học để làm nương, làm rẫy nữa mà quan tâm hơn đến việc chăm sóc, học hành của các em học sinh nhiều hơn…”, ông Tống Văn Đồng, Phó chủ tịch xã Bờ Y (Ngọc Hồi, Kon Tum) cho biết. |
Tum lánh nạn diệt chủng Pôn Pốt. Trong đoàn người ấy có những người Brâu của làng Ta Veaeng (huyện Ta Veaeng Leu) đến định cư lập làng tại xã Bờ Y (Ngọc Hồi, Kon Tum) rồi ở lại, trở thành công dân Việt Nam…
Ngôi làng của cộng đồng người dân tộc Brâu có khoảng 140 hộ và 489 nhân khẩu nằm cách cửa khẩu Bờ Y chỉ khoảng 10 km. Tiếp chúng tôi, trưởng thôn Thao Lợi kể rằng: “Mình không phải gốc gác ở đây, mà là tộc người Brâu vốn ở sát biên giới giữa ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Tên thật của mình là Đao Chơi Lơi, đời cha ông ở tận làng Ta Veaeng, huyện Ta Veaeng Leu (Ratanakiri, Campuchia). Nhưng rồi chiến tranh, cháy làng, nạn diệt chủng Pôn Pốt… buộc làng của Lợi phải chia nhau ra mà đi để bảo tồn giống nòi. Một nhóm qua cụm bản Attapeu (Lào), nhóm về suối Đắk Tmúk (tên làng theo tên con suối, nay thuộc xã Bờ Y) để dựng làng lập nghiệp”.
Trong câu chuyện với chúng tôi như gợi lại lịch sử khắc tận tâm can của người Brâu hôm nay, Thao Lợi tiếp lời: “Ban đầu, đơn vị cư trú của người Brâu vốn chỉ có một làng nhỏ, du cư bình yên trong rừng sâu giữa miền biên giới Việt - Lào - Campuchia. Nhưng từ khi thực dân Pháp, sau đó là đế quốc Mỹ xâm lược, làng của người Brâu nằm trên địa bàn chiến lược “Ngã ba Đông Dương”, thường bị quân địch càn quét rất khốc liệt, rải đạn bom và chất độc, người Brâu phải chuyển dời làng với tần suất cao.
“Năm 1976, khi mà Pôn Pốt hoạt động mạnh ở Campuchia cũng là lúc người Brâu di tản mạnh nhất. Lúc ấy, chính quyền tỉnh Gia Lai - Kon Tum đã tạo mọi điều kiện cho nhân dân tỉnh Ratanakiri (Campuchia) tạm cư, lánh nạn diệt chủng của Khơ Me đỏ. Các cán bộ, bộ đội còn giúp người dân làm nhà tạm, cứu chữa cho số người bị ốm đau, tìm đất cho người dân sản xuất… Sau khi cách mạng Campuchia giành thắng lợi, hòa bình lập lại, hàng nghìn người dân lánh nạn tại Kon Tum trở về nước. Thế nhưng, vẫn có những người Brâu không muốn về nữa, mà được Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế. Người Brâu ở lại bám trụ lập làng mới, trở thành công dân Việt Nam”, ông Thao Lợi bồi hồi kể lại.
Từ khi chính quyền địa phương định cư tập trung tại thôn Đắk Mế, xã Bờ Y, Ngọc Hồi, nơi này được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất nhằm đẩy nhanh phát triển KT-VH-XH. So với làng Đăk Mế xưa kia, thôn định cư Đăk Mế đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, ngày càng khang trang. Khoe với chúng tôi, trưởng thôn Thao Lợi nói: “Làng mình nay không còn cái đói đeo đuổi nữa. Cả làng nay chỉ còn 14 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo thôi. Mỗi nhà ít nhất cũng có 3 đến 5 sào ruộng để làm lúa nước…”.
Những người già gốc Campuchia ở làng Đắk Mế. |
“Cho để nhận”
Già Nàng Pê (80 tuổi) kể những phong tục của người Brâu: “Mình nay già rồi, không đi qua bên Cam (Campuchia), hoặc bên Lào để thăm họ hàng anh em được nữa. Trước kia, mỗi lần sang đều mang thức ăn, áo quần cho các cháu nhỏ. Thứ cho nhiều nhất là muối, bột ngọt, cá khô… người bên đó quý lắm”.
Già Nàng Pê nhớ lại, khi chia tách làng để đi về Việt Nam định cư, đời sống còn nghèo khó, nhiều người chết vì đói, vì bệnh dịch… Mỗi lần như thế người làng Đắk Mế lại vượt rừng sang làng cũ ở Campuchia, ở Lào xin lúa gạo đem về. Thứ duy nhất người Đắk Mế cho họ hàng bên kia chỉ là chút muối, có khi còn đi tay không qua đó. Thế rồi người Brâu ở Ta Veaeng (Campuchia) cũng chia sẻ những hạt lúa của mình. Nhiều người bà con tốt còn cho cả thịt rừng hun khói mang về nữa…
Còn trong những năm sau giải phóng, đời sống của người dân Đắk Mế ngày một nâng cao. Người dân đã biết đào ao thả cá, biết làm lúa nước. Bữa đói không còn là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Thế nhưng, tình cảm anh em vẫn được níu giữ khăng khít. “Lúc còn khỏe, tôi và người làng đều thường xuyên qua Lào, qua Cam để tặng những gì mình có. Người Brâu bên kia biên giới lại cho bao lúa nương nhỏ mang về”, già Nàng Pê kể.
Đó là thứ tình cảm quý giá, nhờ phong tục truyền đời để lại. Người Brâu vẫn luôn dặn con cháu của mình phải luôn giữ phong tục “cho để nhận” để luôn kết nối với những người thân ở bên kia bên giới. Và có lẽ cũng bởi sợi dây vô hình của huyết thống, của phong tục ngàn đời để lại, dân tộc Brâu ở giữa ngã ba Đông Dương (Việt Nam - Lào - Campuchia) vẫn luôn đoàn kết một lòng.
“Bắt chồng” xuyên biên giới
Không thể quên được ánh mắt của cô gái người Brâu, một chàng trai Campuchia đã kiên trì tỏ tình đến lần thứ 5 thì được cô đồng ý. Chàng là Ban Mo, trú tại làng Ta Veaeng, huyện Ta Veaeng Leu, tỉnh Ratanakiri, Campuchia, hiện công tác tại trung khu bảo tồn rừng thuộc tỉnh Ratanakiri. Trong một lần về thăm nhà của Thao Lợi, anh bắt gặp ánh mắt của Nàng Mỹ Anh. “Tự nhiên mình thích nhìn ánh mắt ấy. Mình nhớ lắm nhưng không biết làm sao cả”, Ban Mo kể.
Đến lúc về lại nơi làm việc ở khu Bảo tồn rừng với nỗi nhớ quay quắt, Ban Mo đánh tiếng để xem Mỹ Anh có ưng cái bụng không. Đánh tiếng lần đầu không được, Ban Mo tìm mọi cách quay trở lại Bờ Y.
Mặc dù phải mất cả ngày đường đi xe máy, song cứ sáng thứ 7 trong bốn tuần liền, Ban Mo lại cưỡi xe máy chạy về thăm Mỹ Anh. Nhưng cả bốn lần ngỏ lời với cô ấy đều thất bại. Lần thứ 5, tháng 10/2013, Ban Mo chạy về lúc Mỹ Anh đang đi làm rẫy về. “Đứng tần ngần ở cửa nhà cô ấy, chả biết nói sao. Lúc ấy mình cầm tay cô ấy rồi nói: “Anh nhớ em lắm. Em “bắt” anh làm chồng đi”.
Tình yêu chân thành của chàng trai người Cam cuối cùng cũng làm cô gái Việt lay động. Một đêm trăng, Nàng Mỹ Anh gọi điện thoại cho Mo nói: “Em xin gia đình rồi, anh cứ chuẩn bị lễ vật là con heo, con gà, mấy hũ rượu cần làm theo thủ tục của người Brâu là được”. Vậy là một gia đình nhỏ được người làng Đắk Mế đón nhận trong niềm vui khôn tả. “Người Brâu vui lắm. Tình cảm của người Brâu ở Việt và ở bên Cam lại càng bền chặt. Lại thắm tình anh em”, Thao Lợi khoe.
Ngôi nhà nhỏ của Ban Mo và Mỹ Anh tại làng Đắk Mế càng vui hơn khi bé Nàng Đa Ra chào đời năm 2014, cô bé có tên của hai dòng họ ở hai nước.
Trưởng thôn Đắk Mế Thao Lợi khoe: Người ở ngôi làng này nhiều trường hợp lấy nhau như vậy lắm, lấy chồng, lấy vợ ở Lào cũng có; Lấy chồng lấy vợ ở “Cam” cũng có!
Theo Báo Giao thông Vận tải
Xem thêm video:
[mecloud]jH8B3vPLkD[/mecloud]