Dòng sự kiện
      +Aa-
      Zalo

      Độc đáo phong tục đón năm mới của đồng bào người Mông ở Điện Biên

      (ĐS&PL) - Tết Nào Pê Chầu (Noj peb caug) của người Mông là một nét văn hóa đậm chất truyền thống, tạo nên bức tranh đa sắc màu của đồng bào vùng cao ở Điện Biên.

      Người Mông tỉnh Điện Biên sinh sống ở hầu khắp các địa phương, nhưng tập trung nhiều nhất ở các Tủa Chùa, Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Mường Ảng, Nậm Pồ. Bất kể địa bàn cư trú nào, họ luôn chú trọng tổ chức Tết Nào Pê Chầu - một nét đẹp trong phong tục tập quán của người Mông.

      Giã xôi nếp để làm bánh dày – một loại bánh đặc trưng trong dịp đầu năm mới của người Mông ở Điện Biên.

      Giã xôi nếp để làm bánh dày – một loại bánh đặc trưng trong dịp đầu năm mới của người Mông ở Điện Biên.

      Xôi nếp sau khi giã nhuyễn sẽ được những người phụ nữ Mông khéo tay nặn thành bánh dày.

      Xôi nếp sau khi giã nhuyễn sẽ được những người phụ nữ Mông khéo tay nặn thành bánh dày.

      Chị Vừ Thị Tông, trú tại bản Na Ư, xã Na Ư, huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên cho biết: “Người Mông tại đây thường chuẩn bị Tết trước 1 tháng. Phong tục đón Tết của đồng bào Mông cũng có nhiều nét độc đáo. Trước ngày làm lễ, phụ nữ sẽ ngồi khung cửi để hoàn thiện những bộ váy áo mới để cho người lớn, trẻ con diện Tết. Đàn ông thì đi mua sắm đồ hay mổ lợn, mổ gà cho bữa cơm trong gia đình. Vào đêm 30 Tết, gia đình sẽ sửa soạn mâm cúng để cầu may mắn cho năm mới và bình an cho các thành viên trong gia đình”.

      Ở Điện Biên, phụ nữ thường phụ trách hoàn thiện những bộ quần áo mặc vào dịp Tết cho các thành viên, còn đàn ông làm lễ cúng cầu may mắn đầu năm.

      Ở Điện Biên, phụ nữ thường phụ trách hoàn thiện những bộ quần áo mặc vào dịp Tết cho các thành viên, còn đàn ông làm lễ cúng cầu may mắn đầu năm.

      Trước Tết khoảng một tuần, các gia đình bắt đầu mổ lợn, gà để làm lý tạ ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho dân bản có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và mọi điều may mắn trong năm vừa qua. Nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức vào ngày tết như ném Pao, chọi bò, thi làm bánh dày,… nhằm phát triển, bảo tồn và quảng bá nét đẹp bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương.

      Ném Pao – một hoạt động không thể thiếu ở các lễ hội Xuân của đồng bào dân tộc Mông

      Ném Pao – một hoạt động không thể thiếu ở các lễ hội Xuân của đồng bào dân tộc Mông

       

      Hội chọi bò huyện Điện Biên thường được tổ chức hằng năm vào dịp Tết nguyên Đán.

      Hội chọi bò huyện Điện Biên thường được tổ chức hằng năm vào dịp Tết nguyên Đán.

      Hiện nay, Tết Nào Pê Chầu trên địa bàn tỉnh Điện Biên được duy trì tổ chức hàng năm theo lịch của người Mông. Khi ngày tết đến gần, khoảng từ ngày 25/12 âm lịch trở đi (theo cách tính lịch của người Mông), không khí tết vui tươi, nhộn nhịp đã tràn ngập trong khắp bản làng.

      Với người Mông, dịp Tết cổ truyền là khoảng thời gian để nghỉ ngơi, mọi người về đoàn tụ, ôn lại và trao đổi kinh nghiệm sau một năm lao động vất vả. Đây là tết cổ truyền có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ vạn vật hữu linh của đồng bào. Bên cạnh đó, tết Nào Pê Chầu còn bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đó là cơ sở để giữ gìn và phát triển vốn văn hóa truyền thống, giáo dục cho các thế hệ con cháu luôn hướng về cội nguồn.

      Link bài gốcLấy link
      https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/oc-ao-phong-tuc-on-nam-moi-cua-ong-bao-nguoi-mong-o-ien-bien-a503647.html
      Zalo

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

      Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

      Đã tặng:
      Tặng quà tác giả
      BÌNH LUẬN
      Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
      Tin liên quan
      Tin cùng chuyên mục
      Nổi bật trong ngày
      dspl