+Aa-
    Zalo

    Độc đáo nhãn tím 100.000 đồng/kg

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - So với nhãn long, nhãn tím trái to hơn, cơm dày và có mùi thơm hơn. Điều đặc biệt là cả vỏ cây, thân cây, lá và hạt nhãn này đều có màu tím.

    (ĐSPL) - So với nhãn long, nhãn tím trái to hơn, cơm dày và có mùi thơm hơn. Điều đặc biệt là cả vỏ cây, thân cây, lá và hạt nhãn này đều có màu tím.

    Ông Trần Văn Huy (tên thường gọi là Bảy Huy, 61 tuổi) nhà ở bên kia sông Hậu, thuộc cù lao Phong Nẫm là người đầu tiên nhân giống thành công loại nhãn tím lạ mắt ở Sóc Trăng. Ông kể khoảng 12 năm về trước, trong một lần tình cờ ra thăm vườn nhãn long của mình, ông ngạc nhiên khi phát hiện trên một nhánh nhãn long to có một nhánh nhãn nhỏ trổ bông màu tím, lá cũng màu tím. Ít lâu sau, chùm bông này ra được khoảng mười mấy trái nhãn màu tím trông rất lạ mắt.

    Nhãn tím là giống cây “độc quyền” của ông Trần Văn Huy ở Sóc Trăng.

    Do cây nhãn nằm giữa vườn nên lũ trẻ trong xóm đã kéo nhau đến hái sạch những trái nhãn tím. Sợ bị mất cả nhánh nhãn lạ, ông Bảy Huy chiết cành nó để mang vào sân nhà trồng. Chỉ một năm sau, cây nhãn phát triển và bắt đầu ra bông, kết trái. Đến 3 năm sau, ông Bảy Huy có thu hoạch.

    8 năm sau, một người bạn công tác ở xã tình cờ đến nhà ông và phát hiện những chùm nhãn tím lạ nên khuyên ông hái một ít để mang đến tham gia trưng bày trái cây đặc sắc của huyện Kế Sách vào dịp Tết Đoan Ngọ. Từ đây, cây nhãn tím của ông Bảy Huy đã bị “lộ” nên nhiều nhà vườn ở khắp nơi tìm đến vườn nhà ông để được tận mắt chứng kiến cây và trái nhãn tím.

    Không chỉ có màu sắc kỳ lạ, giống nhãn này còn có mùi vị thơm ngon và khả năng kháng bệnh.

    Hiện nay, ở cồn Phong Nẫm chỉ có 3 anh em của ông Bảy Huy trồng và chiết cành nhãn tím để cung cấp cho những ai có nhu cầu. Ông Vương Thanh Điền (45 tuổi, em vợ của ông Bảy Huy) cho biết từ nhánh chiết đầu tiên của Bảy Huy tặng, đến nay ông trồng được trên 100 gốc nhãn tím lớn, nhỏ. Do là giống cây “độc” nên vài lần có kẻ gian lẻn vào vườn bứng gốc mang đi. Vì thế, vợ chồng ông chăm sóc rất kỹ những gốc nhãn tím hiện tại.

     Do nhu cầu trồng nhãn tím của bà con ngày càng tăng nên ông Huy bắt đầu chiết nhánh để bán. 

    Theo ông Bảy Huy, do nhu cầu trồng nhãn tím của bà con ngày càng tăng nên ông bắt đầu chiết nhánh để bán. Một nhánh nhãn chiết (cao từ 50- 70cm) có giá một triệu đồng nhưng vẫn không đủ cung cấp.

    Ngoài cung cấp nhánh, hiện ông Bảy Huy còn bán trái nhãn tím với giá 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do tập trung chiết nhánh nên số lượng nhãn trái của ông Bảy Huy cung cấp không nhiều, chủ yếu bán cho bà con lối xóm.


    So với nhãn long, nhãn tím trái to hơn, cơm dày và có mùi thơm hơn. Điều đặc biệt là cả vỏ cây, thân cây, lá và hạt nhãn này đều có màu tím. “Mỗi năm tôi bán ra thị trường chỉ khoảng 500 kg nhãn tím, giá 50.000 đồng/kg, cao gấp 5 lần so với nhãn long. Số nhãn còn lại tôi đem tặng, biếu bà con”, ông Huy hồ hởi nói.


    Nói về cách chăm sóc nhãn tím, ông Bảy Huy và ông Điền đều có chung đánh giá là rất dễ trồng, ít phân bón, phù hợp với mọi loại đất. Sau một năm trồng thì cây nhãn chiết bắt đầu cho trái chiến. Mỗi năm cây nhãn tím cho trái một vụ thuận và một vụ nghịch sau khi được xử lý phân, nước.

    Mặc dù vỏ màu tím nhưng phần thịt bên trong của của trái nhãn tím vẫn như tất cả các loại nhãn khác. 


    Ông Nguyễn Văn Mãi, Trưởng ấp Phong Thạnh cho biết: “Ngành nông nghiệp địa phương đang có kế hoạch hỗ trợ ông Huy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu nhãn tím và mô hình cây giống”. Tuy nhiên, để loại nhãn này trồng đại trà cần có một nghiên cứu khoa học về chất lượng và hiệu quả kinh tế. Nếu không, nông dân ồ ạt mua cây giống về trồng dẫn đến dư thừa thì không khéo nhãn tím sẽ rơi vào điệp khúc “trúng mùa, rớt giá” như nhiều loại trái cây ở miền Tây. 

    An Nhiên(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doc-dao-nhan-tim-100000-dongkg-a104119.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.