+Aa-
    Zalo

    Đô đốc Nga: Sự hiện diện của tàu chiến Mỹ tại Biển Đen hoàn toàn không đáng lo ngại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cựu chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga , Đô đốc Vladimir Komoyedov tuyên bố rằng, không có lý do gì để lo ngại về việc tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đen.

    Cựu chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov tuyên bố rằng, không có lý do gì để lo ngại về việc tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đen.

    Tàu khu trục USS Carney của Hải quân Mỹ. - Ảnh: Sputnik 

    “Khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển lớp Arleigh Burke USS Carney (DDG-64) tiến vào Biển Đen vào ngày 12/8 nhằm triển khai các chiến dịch an ninh hàng hải, tăng cường khả năng tác chiến cũng như phối hợp với các đồng minh trong khu vực”, thông cáo ngày 12/8 của Hạm đội 6 Hải quân Mỹ cho biết.

    Theo thông cáo này, “các chiến dịch tại Biển Đen của chiến hạm USS Carney nhằm củng cố an ninh hàng hải và ổn định, cũng như kết hợp khả năng sẵn sàng tác chiến với đồng minh và đối tác trong khu vực Biển Đen”.

    Đánh giá về động thái này của Mỹ, cựu chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov tuyên bố rằng, không có lý do gì để lo ngại về việc tàu chiến Mỹ tiến vào Biển Đen. Các lực lượng của Hạm đội Biển Đen hoàn toàn kiểm soát các hoạt động của nó.

    “Trong tất cả mọi trường hợp, các lực lượng của Nga triển khai ở Crimea và bờ Biển Đen có thể kiểm soát hoàn toàn khu vực này, chúng có thể theo dõi tất cả các tàu khu trục có mặt trong khu vực. Vì vậy sự hiện diện của tàu chiến Mỹ hoàn toàn không đáng lo ngại”, vị Đô đốc này cho biết.

    Ông Komoyedov nhắc lại rằng, đây không phải là lần đầu tiên tàu chiến của Hải quân Mỹ xuất hiện ở Biển Đen, vì vậy Hải quân Nga đã sẵn sàng các biện pháp đối phó. Các máy bay và tàu chiến luôn theo dõi chặt chẽ mọi hành động của chúng. Trong mọi trường hợp chỉ cần xuất hiện mối đe dọa đối với các lực lượng của Nga, chúng sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng.

    Cựu chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov. - Ảnh: bublbe.com

    Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Nga sát nhập Crimea và tăng cường sự hiện diện ở Biển Đen, Mỹ và các nước đồng minh NATO coi đây là mối đe dọa nghiêm trọng và âm mưu kiểm soát hoàn toàn vùng biển chiến lược này.

    Vì vậy các lực lượng Hải quân của Mỹ và đồng minh của họ không ngừng tằng cường sự hiện diện ở khu vực này, đặc biệt họ còn tăng cường các cuộc tập trận đa quốc gia quy mô lớn. Điều này đã khiến tình hình khu vực luôn trong trạng thái căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

    Trước đó, tàu khu trục USS Carney đã tới Biển Đen vào tháng 1/2018 khi tham gia tập trận chung với Hải quân Ukraine.

    Arleigh Burke là lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG) đầu tiên của Mỹ được chế tạo trên nền tảng hệ thống chiến đấu Aegis.

    Đây là một trong những tổ hợp tác chiến hiện đại và phức tạp nhất thế giới, biến khu trục hạm lớp Arleigh Burke thành một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo do Mỹ phát triển.

    Lớp Arleigh Burke cũng là nền tảng để các quốc gia đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển lực lượng tàu chiến mặt nước chủ lực. Sự kết hợp của những tàu khu trục này tạo nên "lá chắn thần" bảo vệ Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.

    Hải quân Mỹ lên kế hoạch đóng mới tổng cộng 76 tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Từ năm 1988 đến nay, đã có 66 chiếc được hoàn thành, 62 tàu trong số đó được biên chế cho các đơn vị của hải quân Mỹ.

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/do-doc-nga-su-hien-dien-cua-tau-chien-my-tai-bien-den-hoan-toan-khong-dang-lo-ngai-a240092.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan