+Aa-
    Zalo

    Điều kiện để người dân được giám sát CSGT thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình

    (ĐS&PL) - Người dân vẫn được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát quá trình làm việc của CSGT, nhưng phải bảo đảm các điều kiện được pháp luật quy định.

    Theo báo Giao thông, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp vừa họp với đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an), Bộ Thông tin và Truyền thông cùng một số đơn vị về nội dung Thông tư số 46/2024 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

    Từ ngày 15/11, người dân sẽ được giám sát CSGT thông qua 5 hình thức.Tại cuộc họp, đại diện Cục CSGT cùng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an) cùng nêu ý kiến giải trình, thông tin về quá trình xây dựng văn bản, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn khi tham mưu, trình lãnh đạo Bộ Công an ban hành văn bản.

    CSGT lý giải đề xuất tăng 5 lần mức phạt lỗi giao xe cho người không đủ điều kiệnĐỌC NGAY Trong đó đặc biệt là thực tiễn hoạt động giám sát, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc của cán bộ, chiến sĩ CSGT thời gian qua.

    Người dẫn vẫn được ghi âm, ghi hình giám sát CSGT nhưng phải bảo đảm các điều kiện được pháp luật quy định. Ảnh: Lao động

    Người dẫn vẫn được ghi âm, ghi hình giám sát CSGT nhưng phải bảo đảm các điều kiện được pháp luật quy định. Ảnh: Lao động

    Theo các cơ quan thuộc Bộ Công an, sau khi Thông tư số 46/2024/TT-BCA được ban hành, người dân vẫn được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát quá trình làm việc của CSGT. "Nhưng phải bảo đảm các điều kiện đã được pháp luật quy định và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi công vụ", cơ quan soạn thảo của Bộ Công an khẳng định.

    Thống nhất với nhận định, đánh giá bước đầu của Cục Kiểm tra văn bản, các đại biểu đề nghị Bộ Công an cần quan tâm đẩy mạnh truyền thông chính sách để bảo đảm cho người dân được thực hiện quyền giám sát. Trong đó có quyền ghi âm, ghi hình hoạt động của lực lượng CSGT theo quy định của pháp luật.

    Báo Lao động đưa tin, kết luận cuộc họp, bên cạnh một số vấn đề pháp lý cần quan tâm, ông Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - chia sẻ thực tiễn triển khai nhiệm vụ của lực lượng cán bộ, chiến sĩ CSGT và sự cần thiết phải ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BCA.

    Tuy nhiên, do quy định có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau, gây lúng túng, khó khăn cho người dân khi tiếp cận và thực hiện quyền giám sát của mình nên Thông tư cần được rà soát, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời để được áp dụng thống nhất trong thực tiễn.

    Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị Cục CSGT tham mưu, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an có ý kiến chính thức và thực hiện truyền thông chính sách, cũng như quán triệt sâu rộng, nhất quán các quy định của Thông tư số 46/2024/TT-BCA trong toàn ngành, toàn xã hội để người dân, cán bộ, chiến sĩ thực hiện đúng, đầy đủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền giám sát của nhân dân thông qua hình thức ghi âm, ghi hình trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ieu-kien-e-nguoi-dan-uoc-giam-sat-csgt-thong-qua-thiet-bi-ghi-am-ghi-hinh-a477361.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan