+Aa-
    Zalo

    Điều gì chờ đợi bóng đá Việt Nam sau tấm vé dự World Cup U20?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đằng sau tấm vé dự VCK World Cup U20 năm 2017 là một núi công việc mà bóng đá Việt Nam cần phải giải quyết, đặc biệt là để thế hệ cầu thủ triển vọng hiện...

    Đằng sau tấm vé dự VCK World Cup U20 năm 2017 là một núi công việc mà bóng đá Việt Nam cần phải giải quyết, đặc biệt là để thế hệ cầu thủ triển vọng hiện nay không mai một khi trưởng thành.

    [mecloud]iGb7C1YB6n[/mecloud]

    Thành công của đội U19 Việt Nam, và trước nữa là của các cầu thủ U16 cho thấy bóng đá trẻ của chúng ta không thiếu triển vọng, cũng không quá kém so với quốc tế khi đứng gần vạch xuất phát. Tuy nhiên, một thực tế khác nằm ở chỗ càng lên đỉnh cao thì khoảng cách giữa bóng đá nội và bóng đá ngoại càng lớn.

    Làm thế nào để các cầu thủ U19 Việt Nam vừa tạo nên thành tích lịch sử vào VCK World Cup U20 có thể thi đấu đàng hoàng ở giải thế giới đã khó, làm sao để họ giảm bớt sự thua sút của họ so với các đồng nghiệp quốc tế cùng trang lứa khi trưởng thành lại càng khó hơn?

    Dĩ nhiên, để phát triển bóng đá ngang với các quốc gia có trình độ hàng đầu châu lục, là việc liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có việc cải thiện thể hình, thể chất của cầu thủ Việt. Nhưng đứng trên góc độ của người làm bóng đá, có những việc mà người quản lý bóng đá có thể giải quyết, để nâng chất cầu thủ và nâng chất lượng các đội tuyển.

    Sau thành công của đội U19 Việt Nam là rất nhiều công việc cần giải quyết của cả nền bóng đá (ảnh: Trọng Vũ)


    Ví dụ như bài toán đặt ra đối với đội tuyển U19 Việt Nam trong vài năm tới, đấy là sẽ có bao nhiêu cầu thủ thuộc đội hình hôm nay sẽ xuất hiện trong đội hình chính thức của các CLB tại V-League ít năm nữa? Nhất là xuất hiện ở vị trí tiền đạo, vốn là “mảnh đất” mà các CLB trong nước luôn ưu ái cho các ngoại binh, chứ hiếm dùng cầu thủ nội?

    Lối chơi, bài bản của các đội tuyển trẻ có còn khi mà hầu hết các CLB trong nước đều đá theo kiểu là “phất” bóng dài cho các tiền đạo ngoại vốn lực lưỡng về mặt thể hình đua sức? Đấy là lối chơi làm triệt tiêu vai trò của các tiền vệ nội, nhất là những tiền vệ tổ chức.

    Và đấy đồng thời cũng là vấn đề mà những người quản lý bóng đá Việt Nam có thể giải quyết, thông qua khâu định hướng, hòng tìm lối ra cho các cầu thủ trẻ nước nhà.

    Vấn đề khác, quan trọng hơn, chính là chất lượng của giải V-League. Để có những đội tuyển tốt, dứt khoát phải có một giải quốc nội tốt, ổn định, giàu tính cạnh tranh.

    Tất cả các nền bóng đá phát triển trên thế giới đều xem vấn đề phát triển giải quốc nội là vấn đề nền tảng. Chất lượng cầu thủ nội tự động sẽ tốt lên một khi giải đấu trong nước có chất lượng cao.

    Trong khi đó, chất lượng của V-League luôn là vấn đề đáng bàn trong suốt nhiều năm qua. Giải đấu đấy vừa không thu hút khán giả, vừa bị nghi ngờ về tính sòng phẳng, lại thường xuyên đối diện với bóng ma tiêu cực. Đấy chắc chắn là trở ngại lớn cho các cầu thủ trên bước đường phát triển sự nghiệp.

    Thành ra, cầu thủ Việt Nam khi ở dạng tiềm năng, khi ở gần vạch xuất phát không thua sút nhiều so với mặt bằng châu Á, nhưng càng lên đỉnh cao thì khoảng cách càng xa với những nền bóng đá hàng đầu châu lục. Phần lớn xuất phát từ môi trường trưởng thành của các cầu thủ khác xa nhau, giữa chúng ta với các nước khác.

    Đằng sau câu chuyện thành công của đội tuyển U19 Việt Nam năm nay là bài toán cần giải quyết chất lượng bóng đá trong nước, là việc phải cải thiện phần nền tảng ở giải quốc nội, để cầu thủ của chúng ta không chỉ dừng lại ở mức... tiềm năng.

    Xem thêm video:

    [mecloud]YCjIgzOldO[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dieu-gi-cho-doi-bong-da-viet-nam-sau-tam-ve-du-world-cup-u20-a168828.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan