David Beckham đã thừa nhận anh mắc phải một trong 10 chứng bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới coi là gây suy nhược sức khỏe lớn nhất.
Chứng bệnh đó là Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder - OCD), nó khiến người bệnh luôn bị ám ảnh về sự sạch sẽ, ngăn nắp quá mức. Người ta khó có thể thông kê chính xác số bệnh nhân OCD do học thường giấu kín vì sợ trở thành nỗi hoài nghi, dè bỉu từ người khác.
David Beckham thừa nhận anh mắc chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. |
David Beckham được cả thế giới ngưỡng mộ với hình ảnh một ngôi sao bóng đá tài năng, điển trai, giàu có, một ông bố mẫu mực, một con người giàu lòng nhân ái…
Thế nhưng, không mấy ai biết được Becks luôn bị sự sạch sẽ và ngăn nắp ám ảnh. Với cựu danh thủ Man Utd, bất cứ thứ gì cũng phải gọn gàng, đi theo cặp. Đây được xem là một điển hình của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
"Trước khi thư giãn ở căn phòng nào đó, tôi sẽ xếp tất cả những tờ rơi, sách vở và đặt chúng ngăn nắp vào ngăn kéo", cựu cầu thủ chia sẻ.
Khi được hỏi liệu anh có muốn ngăn chặn hành vi ám ảnh của mình không, Beckham thừa nhận: "Tôi rất muốn và đã thử nhiều lần nhưng không thể dừng lại". Ông hoàng sân cỏ nước Anh cũng cho biết bản thân nghiện xăm mình vì cảm giác yêu thích nỗi đau.
Cầu thủ hào hoa phong độ cũng tiết lộ anh nghiện xăm mình vì yêu thích cảm giác đau đớn - Ảnh: Guardien. |
Chuyên gia hướng dẫn tại phòng tập thể hình Anya Lahiri tiết lộ: “Trong khi các học viên khác kết thúc bài tập và rời phòng tập với ngổn ngang đồ đạc họ bỏ lại, thì Beckham luôn dọn dẹp tất cả đống tạ hay những đồ dùng của anh ấy lại một cách gọn gàng. Tôi rất bất ngờ về điều này”.
Trong buổi phỏng vấn, Beckham cũng chia sẻ vợ mình, siêu mẫu Victoria, gọi anh là "kẻ lập dị" vì chứng bệnh này. Báo chí thế giới trước đây cũng từng thích thú với những câu chuyện về hành vi lập dị của Beckham.
Victoria từng chia sẻ: "Anh ấy luôn ám ảnh với việc mọi đồ vật phải thật khớp với nhau. Nếu bạn mở tủ lạnh của chúng tôi, bạn sẽ thấy sự phối hợp hoàn hảo theo thứ tự: Thức ăn, salad và đồ uống. Tất cả đều được xếp thành nhóm riêng biệt. Các đồ uống phải thật đối xứng". Cựu người mẫu nói thêm: "Nếu có ba lon, chồng tôi sẽ ném một lon đi vì bắt buộc chúng phải là số chẵn".
Ông bố 4 con tiết lộ, anh từng bị các đồng đội cũ tại Man Utd trêu chọc vì thói quen quá ngăn nắp, gọn gàng của mình. Các cầu thủ Quỷ đỏ từng sắp xếp lại tủ quần áo, vất lung tung các cuốn sách, tạp chí trong phòng khách sạn khiến Becks phải phát cáu.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế nguy hiểm như thế nào? Theo WebMD, OCD khiến những người bệnh thường xuyên có suy nghĩ ám ảnh, thúc giục các hành vi lặp đi lặp lại, bắt buộc. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, trường học và các mối quan hệ xã hội.
Suy nghĩ và hành động sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát. Mặc dù không muốn nghĩ hoặc làm những hành động này, người bệnh hoàn toàn không có khả năng buộc nó dừng lại. Ám ảnh cưỡng chế thường liên quan đến một vấn đề nào đó. Một số phân loại phổ biến như: - Sợ vi trùng hoặc bụi bẩn: Sợ chạm vào những thứ mà người khác đã chạm như tay nắm cửa hoặc không muốn ôm hoặc bắt tay người khác. - Ám ảnh sự không hoàn hảo: Luôn cảm thấy căng thẳng khi đồ vật hoặc bất kỳ thứ gì nằm ngoài vị trí. Thật khó để người bệnh rời khỏi nhà cho đến khi sắp xếp mọi thứ theo một nguyên tắc nào đó. - Nghi ngờ quá mức hoặc sợ phạm sai lầm: Luôn cần sự khuyến khích hoặc trấn an từ người khác rằng những gì bạn đang làm là đúng. - Sợ hãi những ý nghĩ xấu xa hoặc thù địch, bao gồm cả những ý tưởng bị biến dạng về tình dục hoặc tôn giáo: Thường xuyên tưởng tượng ra những tình huống rắc rối về tình dục hoặc bị thiếu tôn trọng. Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Giả thuyết được đưa ra đó là một số khu vực trong não không hoạt động bình thường. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận cuối cùng về điều này. Một số yếu tố gây nguy cơ của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đó là: - Cha mẹ, anh chị em hoặc con cái có tiền sử mắc OCD - Trầm cảm và lo lắng - Từng trải qua chấn thương - Tiền sử lạm dụng thể chất hoặc tình dục khi còn nhỏ Không có cách chữa trị căn bệnh này cụ thể và dứt điểm. Bệnh nhân chỉ có thể giảm bớt âu lo và ám ảnh bằng các phương pháp như sử dụng thuốc hỗ trợ, điều trị tâm lý trị liệu. |
Minh Khôi(T/h)