+Aa-
    Zalo

    Điểm mới của chính sách Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/11/2016.

    (ĐSPL) - Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/11/2016.

    Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải, Thông tư số 06/2016/TT_BGTVT thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2015/BGTVT.

    Theo đó, thông tư mới ban hành Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột ki-lô-mét, cọc H, mốc lộ giới, gương cầu lồi, dải phân cách có lan can phòng hộ.

    Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam bao gồm: đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (các tuyến đường đối ngoại).

    Quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam - Hình minh họa

    Như vậy, có thể thấy điểm mới trong thông tư 06/2016/TT_BGTVT là: quy chuẩn quy định về hệ thống báo hiệu áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam. Thay vì có sự tách biệt giữa thông tư ban hành quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ và biển chỉ dẫn trên đường cao tốc như những quy định trước đó.

    Về tổ chức thực hiện, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn trên toàn mạng lưới đường bộ; triển khai thực hiện trên hệ thống quốc lộ; xây dựng các bộ định hình hướng dẫn việc thiết kế và lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ theo Quy chuẩn này.

    Sở GTVT có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chuẩn trên hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng trong phạm vi địa giới hành chính.

    Vụ Khoa học công nghệ chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

    Link Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ tại đây

    Trung Khánh


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-moi-cua-chinh-sach-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-bo-a168493.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tin tai nạn giao thông mới nhất ngày 3/10

    Tin tai nạn giao thông mới nhất ngày 3/10

    (ĐSPL) – Tin tai nạn giao thông mới nhất ngày 3/10: Hai xe máy tông đuôi xe khách, 4 người trọng thương; Nữ tài xế mất lái "hạ gục" hàng rào chắn giữa đường…