+Aa-
    Zalo

    Điểm đặt biệt của "luật sưởi ấm" gây tranh cãi mà chính phủ Đức vừa thông qua

    (ĐS&PL) - Dự án "Luật sưởi ấm" được chính phủ Đức thông qua đã gây nhiều tranh cãi nhất liên minh cầm quyền liên quan tới vấn đề bảo vệ khí hậu của các tòa nhà.

    Theo nguồn tin từ TTXVN, ngày 29/9, Hội đồng liên bang Đức đã thông qua Đạo luật Năng lượng cho các toà nhà (GEG) sửa đổi, còn gọi là "luật sưởi ấm" - một trong những dự án lớn nhất và gây tranh cãi nhất của liên minh cầm quyền kể từ khi Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhậm chức tới nay.

    Luật mới có hiệu lực từ 1/1/2024 và được kỳ vọng sẽ góp phần đáng kể vào việc bảo vệ khí hậu liên quan tới các tòa nhà.

    duc thong qua luat suoi am gay tranh cai chinh phu duc muon dieu gi tu du an nay 1

    Đồng hồ ghi khối lượng khí gas sử dụng trong hộ gia đình ở Đức. Ảnh: TTXVN tại Đức

    Đạo luật đã được Quốc hội Đức thông qua 3 tuần trước này sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ khí hậu tốt hơn, từng bước làm cho hệ thống sưởi ấm ở Đức trở nên thân thiện với khí hậu bằng cách thay thế các hệ thống sưởi ấm bằng dầu và khí đốt hiện nay.

    Việc sửa đổi đạo luật GEG từng gây ra những tranh luận gay gắt trong liên minh cầm quyền hiện nay giữa đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP).

    Luật mới quy định mọi hệ thống sưởi ấm mới được lắp đặt trong tương lai phải được vận hành bằng 65% năng lượng tái tạo. Việc chuyển đổi này sẽ được hỗ trợ bằng nguồn tài trợ của nhà nước.

    Quy hoạch nhiệt đô thị phải được lập ở các đô thị có hơn 100.000 dân vào giữa năm 2026 và các thành phố còn lại vào giữa năm 2028.

    duc thong qua luat suoi am gay tranh cai chinh phu duc muon dieu gi tu du an nay 2
    Việc chính phủ thúc đẩy ban hành "Luật sưởi ấm” sẽ hỗ trợ hoàn thành mục tiêu của quốc gia đầu tàu châu Âu về chuyển đổi năng lượng nhanh và bền vững. Ảnh: IECS

    Với dự luật mới, chính phủ Ðức muốn bảo đảm cho mục tiêu bảo vệ khí hậu hiệu quả hơn khi sưởi ấm.

    Bên cạnh các quy định mới, "Luật sưởi ấm" còn vạch ra kế hoạch thực hiện giai đoạn chuyển tiếp về năng lượng, cũng như các quy định nghiêm ngặt liên quan.

    Việc chuyển đổi năng lượng sẽ giúp Ðức tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung khí đốt đang ngày càng khan hiếm, đồng thời thực hiện các cam kết đưa ra về chống biến đổi khí hậu.

    Kể từ khi bùng phát cuộc xung đột tại Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt, Ðức đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đặt mục tiêu muộn nhất vào năm 2045 sẽ đạt trung hòa về khí thải.

    Theo thống kê từ Bộ Kinh tế Đức, gần một nửa trong số khoảng 41 triệu hộ gia đình ở Đức sưởi ấm bằng khí đốt tự nhiên, tiếp theo là sưởi ấm bằng dầu chiếm gần 25% và sưởi ấm bằng hệ thống sưởi vùng (hệ thống từ xa) với 14%, còn lại là sưởi bằng điện hay bơm nhiệt.

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-dat-biet-cua-luat-suoi-am-gay-tranh-cai-ma-chinh-phu-duc-vua-thong-qua-a593264.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan