Rau mùi (ngò)
Rau mùi được coi là một loại thảo mộc giải nhiệt, có thể chống oxy hóa, chống ung thư và bảo vệ thần kinh. Nó cũng được chứng minh là có tác động tích cực đến lượng đường trong máu. Rau mùi là một thành phần tuyệt vời cho súp, nước sốt và salad.
Cây bạc hà
Bạc hà nổi tiếng với cảm giác mát lạnh, và nó thường được sử dụng trong son dưỡng môi, xi-rô trị ho, và thậm chí cả đồ uống có cồn như mojito. Dầu bạc hà được sử dụng rộng rãi trong y học cho các vấn đề về đường tiêu hóa. Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu thần kinh cũng được nhắc đến.
Bạn có thể dùng bạc hà uống như trà, viên nang, hoặc bào chế để xịt lên cơ thể để giảm đau tức thì.
Hoa hồng
Hoa hồng được coi là 1 loại thảo dược với đặc tính chống viêm. Một đánh giá năm 2017 chỉ ra rằng hoa hồng có thể giảm đau, làm dịu vết bỏng, giảm trầm cảm, bình tĩnh lo lắng, cải thiện rối loạn chức năng tình dục.
Hoa hồng cực kì linh hoạt, có thể được sử dụng trong liệu pháp hương thơm hoặc nước hoa hồng, hoặc uống như một loại trà thơm.
Lá thì là
Lá thì là từ lâu cũng được biết đến là một loại thảo mộc giải nhiệt cơ thể nên sử dựng trong mùa hè. Không chỉ thế, lá thì là còn chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư và bệnh tim. Các hợp chất khác trong lá thì là như eugenol và carvone cũng đặc tính chữa các bệnh về tiêu hóa như giảm đầy hơi và khó tiêu.
Hoa cúc
Hoa cúc được biết đến với khả năng làm dịu hệ thống tiêu hóa, giúp trị mất ngủ và làm dịu thần kinh. Uống trà hoa cúc sẽ giúp đánh tan cơn nóng trong mùa cũng như cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ. Loại trà này cũng được biết đến với khả năng làm dịu chứng co thắt dạ dày, có lợi cho bệnh viêm khớp, kích ứng da và các bệnh viêm ruột.
Sả
Sả là một loại thảo dược có tác dụng làm mát cơ thể rất tốt. Trong dân gian, sả còn được sử dụng để điều trị chứng co thắt dạ dày, giúp cải thiện quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Các hợp chất được tìm thấy trong sả cùng đặc tính chống viêm có thể giúp điều trị bệnh viêm khớp, bệnh viêm ruột và hen suyễn.
Đặc biệt, do có đặc tính kháng khuẩn, sả còn được sử dụng để tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Loại thảo mọc này cũng có thể giúp giảm cholesterol trong cơ thể, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Hoa oải hương
Thành phần hương liệu phổ biến này thường được sử dụng trong mĩ phẩm và xà phòng. Các nghiên cứu trên người chỉ ra rằng hoa oải hương có thể giúp bạn giảm sự lo ngại, phiền muộn, mất ngủ, đau nửa đầu.
Cách sử dụng phổ biến là khuếch tán hương hoa, hoặc để hoa oải hương tại chỗ, thêm hoa oải hương vào bồn tắm, mĩ phẩm hoặc đồ uống...
Thảo quả (bạch đậu khấu)
Bạch đậu khấu là một loại gia vị ẩm thực có hương vị thường được sử dụng trong nấu ăn truyền thống của Ấn Độ, nó giúp làm giảm đáng kể mức chất béo trung tính ở người. Thảo quả có thể đóng một vai trò gián tiếp trong việc cải thiện các triệu chứng của rối loạn chuyển hóa.
Loại quả này thường được sử dụng trong nấu ăn hoặc làm bánh, đặc biệt là trong món cà ri và món hầm hoặc bánh quy gừng, cũng như trong trà.
Dâm bụt
Cây dâm bụt ra hoa đẹp vừa để làm cảnh cũng có thể dùng làm nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Theo một nghiên cứu năm 2020, dinh dưỡng tích cực trong trà dâm bụt có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch, kháng viêm, kháng insulin... Hoa dâm bụt tạo ra một loại trà có màu đỏ đẹp mắt và cũng có thể được sử dụng trong các món ăn, mứt hoặc salad.
Nha đam (Lô hội)
Lô hội nổi tiếng với hiệu quả làm mát và làm dịu vết cháy nắng. Lô hội có khả năng điều hòa miễn dịch, hạ đường huyết, chống ung thư, bảo vệ dạ dày, chống nấm, chống viêm... có thể được dùng tại chỗ hoặc thêm vào thức ăn, sinh tố và đồ uống.
Tuy nhiên, cần rửa kỹ để loại bỏ mủ của cây lô hội vì nó có thể gây hại cho người mang thai, người bị rối loạn tiêu hóa và những người đang sử dụng một số loại thuốc.