+Aa-
    Zalo

    Đi xe chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu tiền?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Quy định giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy là như thế nào? Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt bao tiền?

    (ĐSPL) - Quy định giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy là như thế nào? Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt bao tiền?
    Xử phạt vi phạm giao thông: Ngày 23/4/2015 tôi có chở hàng, xe xếp hàng so với giá hàng là: Mỗi bên so với giá hàng là 15cm, phía sau 20cm, cao so với mặt đường là 1,7m.
    Theo Khoản 4 Điều 18 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT, quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ cho các loại phương tiện chở hàng hóa lưu thông trên đường. Cụ thể như: Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 m, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 m. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 m.
    So sánh thì tôi thấy xe tôi chở hàng như vậy vẫn đúng luật. Vậy mà mấy đồng chí công an bảo xe tôi chở cồng kềnh, vi phạm. Tôi nói xe tôi chở hàng  đúng quy định theo nghị định trên, thì đồng chí công an nói chẳng có quy định nào về giá hàng.
    Cho tôi hỏi giá hàng như thế nào là đúng quy định?. Như giá hàng của tôi là mỗi bên rộng 10cm so với yên xe, phía sau so với đuôi xe là dài hơn 10cm
    Mong được giúp đỡ!
    Toản Nguyễn <[email protected]>

    Đi xe chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu tiền?

    Xin tư vấn cho bạn
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì khi lưu thông trên đường: “Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe”.
    Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 (được sửa đổi bởi Thông tư 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/2/2011 Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 của Bộ GTVT) quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ: "Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
    1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
    2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
    3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
    4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.
    5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe; không được vượt quá 0,4m về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước và phía sau xe quá 1,0 mét."
    Vậy, kích thước hàng hóa, hành lý được phép xếp trên xe mô tô, xe gắn máy được quy định như sau: Xe môtô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 m, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 m. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2 m.
    Giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất trên xe mô tô, xe gắn máy chính là cái tay nắm đuôi xe, được tính từ mép tay nắm 2 bên hông.
    Như vậy, khi người điều khiển xe máy vượt quá giới hạn xếp hàng hóa trên xe như quy định trên thì theo cách nói thông thường, người điều khiển xe đã chở hàng cồng kềnh, còn theo vi phạm xử phạt của lực lượng chức năng thì lỗi đó là “xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định”.
    Theo quy định tại khoản 4 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
    Chở hàng cồng kềnh vượt ẩu gây tai nạn kinh hoàng
    Luật Gia Đồng Xuân Thuận
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-xe-cho-hang-cong-kenh-bi-phat-bao-nhieu-tien-a93002.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan