+Aa-
    Zalo

    Đi tắm biển, giật mình gặp phải rết biển nhiều chân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Gần đây, trên mạng có thông tin về một loại sinh vật có lông trông như con giun xuất hiện ở bãi biển Vũng Tàu gây dị ứng da cho người đi tắm biển khiến nhiều người lo sợ.

    Gần đây, trên mạng có thông tin về một loại sinh vật có lông trông như con rết xuất hiện ở bãi biển Vũng Tàu gây dị ứng da cho người đi tắm biển khiến nhiều người lo sợ.

    [presscloud]2673[/presscloud]

    Giun biển xuất hiện nhiều ở Vũng Tàu, người đi biển cần hết sức cảnh giác

    Chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây, khách du lịch liên tục ghi nhận và chia sẻ các clip liên quan đến sự xuất hiện dày đặc loài giun biển trên các bãi cát ở Vũng Tàu. Sự việc khiến nhiều người sợ không dám xuống tắm biển.

    Rết hay có người gọi là giun biển thường xuất hiện nhiều vào mùa sinh sản. Chúng có hình dáng bên ngoài gần giống con rết và có cơ chế gây ngứa bằng lông giống như sâu. Khi chạm phải giun biển, nhất là ở các vùng da mỏng, nhạy cảm, con người có thể bị rộp. Đối với những người dễ bị dị ứng thì tình trạng có thể trở nên nặng hơn, phải vào viện xử lý.

    Các nhà khoa học gọi chúng là giun biển hoặc chuột biển. Chúng có nhiều thể khác nhau với mức độc tố cao thấp tùy loại. Khi bị tấn công bất ngờ, chúng sẽ tiết ra các chất độc khiến kẻ thù bị bỏng rát. Trong trường hợp gặp loài này, tốt nhất bạn không nên chạm vào, nhất là khi đang bơi.

    Trước thông tin này, nhiều người bày tỏ e ngại khi đi tắm biển mà gặp phải loài động vật nguy hiểm và trông thật đáng sợ này. Vậy rết biển đáng sợ như thế nào? Làm thế nào để xử lý nếu chẳng may chạm vào? Liệu có thể phòng tránh loài động vật không xương này không?

    Đi tắm biển phải cực đề phòng loại động vật này nếu không muốn bị viêm da - Ảnh 2.

    Nhiều người bày tỏ e ngại khi đi tắm biển mà gặp phải loài động vật nguy hiểm và trông thật đáng sợ này.

    Giun biển có thể gây viêm da, dị ứng da nên cần hết sức đề phòng, tránh chạm phải

    Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng (Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội), rết biển thực chất là giun biển hay còn gọi là chuột biển. Đây là loài giun nhiều tơ thuộc họ Rươi, ngành Giun đốt, thuộc giới Động vật không xương sống.

    Hai bên thân giun biển nhiều tơ có các chân phụ kiểu "chân bên". Mỗi chân bên đều có các thùy bụng, thùy lưng và thùy giữa và các xúc tu. Trên các thùy này có các bó lông Ki-tin làm nhiệm vụ bơi. Có lông dạng bơi chèo, lông bảo vệ với nhiều gai sắc nhọn... Các xúc tu lưng và bụng còn làm nhiệm vụ như một cơ quan cảm giác hóa học và cơ học.

    Đi tắm biển phải cực đề phòng loại động vật này nếu không muốn bị viêm da - Ảnh 3.

    Đây là loài giun nhiều tơ thuộc họ Rươi, ngành Giun đốt, thuộc giới Động vật không xương sống.

    Trên đầu giun nhiều tơ có đầy đủ các bộ phận như mắt, miệng và các cơ quan cảm giác (xúc tu, núm/lồi) làm nhiệm vụ định hướng vận động, kiếm mồi. Phần phụ miệng gồm có bộ hàm, răng và các mấu răng sừng hoặc lồi răng cùng các xúc tu hai bên đầu và miệng. Các bộ phận này giúp cho giun nhiều tơ có khả năng tìm mồi, nghiền nhỏ mồi. Thức ăn chủ yếu là mùn bã thực vật, sinh vật nhở hoặc sinh vật phù du nhỏ bám đáy.

    Loại giun này sống ở biến là chủ yếu, có ở mọi độ sâu từ vùng triều đến vùng nước sâu hàng trăm mét, nơi có ít ánh sáng. Trong giun nhiều tơ có một số loài gây hại. Ví dụ như "sâu lông", một loài giun nhiều tơ thuộc họ Amphinomidae, ở vùng biển Nam Bộ nước ta vào mùa sinh sản, tháng 4-5 hàng năm, độc tố của chúng gây cho vùng nước bị bẩn, gây ngứa ngáy, khó chịu cho người, cho thủy sản. Ngoài ra, chúng còn ăn cả cá con, tôm con làm ảnh hưởng nặng đến nuôi trồng và khai thác thủy sản.

    Theo Wikipedia, giun biển hay chuột biển có tên khoa học gọi chung là Amphinomidae. Trong nhóm Amphinomidae, loài được biết đến nhiều nhất là giun lửa, có thể gây ra đau đớn nếu chẳng may chạm vào chúng vì cơ thể bao phủ lượng độc tố mạnh, gây viêm da, ngứa ngáy.

    Để phòng chống nguy cơ chạm phải giun biển, chuyên gia khuyên, khi đi tắm biển mọi người cần hết sức thận trọng, quan sát kỹ để tránh chạm vào. Tốt nhất là không chạm vào những vật thể lạ khi đi biển để tránh rủi ro. Nâng cao tinh thần cảnh giác cho mọi người, nhất là trẻ nhỏ có tính tò mò, hiếu động.

    Nếu chẳng may chạm vào giun biển cần nhanh chóng rửa sạch bằng nước biển, sau đó sử dụng một số loại thuốc bôi da theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu lo lắng giun biển tấn công, trước khi đi biển tốt nhất nên đến gặp bác sĩ da liễu để mua một số loại thuốc phòng chống côn trùng biển gây tổn thương da, sẵn sàng ứng cứu kịp thời.

    Theo Helino

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-tam-bien-giat-minh-gap-phai-ret-bien-nhieu-chan-a231297.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan